(ĐSPL) – Sau khi xem xét hồ sơ bệnh án, bản tường trình của các thành viên có liên quan, HĐCM đã phân tích và thống nhất các kết luận cụ thể, đây là bệnh thuyên tắc mạch ối rất hiếm gặp, không có dấu hiệu báo trước, không có biện pháp dự phòng, khi đã xảy ra hầu như không cứu chữa được.
Thông tin nhận được, chiều ngày 8/11, sản phụ Phạm Thị H. (41 tuổi, trú xã Đại Minh, huyện Yên Bình) nhập viện Sản – Nhi tỉnh Yên Bái chờ sinh. Tuy nhiên sau khoảng vài tiếng đồng hồ, sản phụ H. bất ngờ nguy kịch và phải chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu nhưng cuối cùng cả chị và thai nhi không qua khỏi.
Phía gia đình sản phụ H. tỏ ra bức xúc trước cái chết bất ngờ của người thân và cho rằng việc gia đình họ mất đi 2 người thân là do sự tắc trách, thiếu chuyên nghiệp của các bác sĩ tại bệnh viện.
Liên quan đến sự việc này, lãnh đạo bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Yên Bái cho biết, sau khi sự việc xảy ra, bệnh viện đã họp Hội đồng chuyên môn (HĐCM) xem xét, kết luận chuyên môn trường hợp sản phụ Phạm Thị H. (41 tuổi) điều trị tại khoa Sản Bệnh viện Sản Nhi chuyển tuyến trên đi Bệnh viện Bạch Mai đã tử vong ngày 8/11/ vừa qua.
Hiện tại hội đồng chuyên môn đề nghị các thành viên kíp trực ngày 7/11 tường trình về quá trình diễn biến, xử trí, chăm sóc, theo dõi sản phụ.
Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Yên Bái |
Sau khi xem xét hồ sơ bệnh án, bản tường trình của các thành viên có liên quan, HĐCM đã phân tích và thống nhất các kết luận cụ thể, đây là bệnh thuyên tắc mạch ối rất hiếm gặp, không có dấu hiệu báo trước, không có biện pháp dự phòng, khi đã xảy ra hầu như không cứu chữa được.
Quá trình tiếp nhận, chẩn đoán, xử trí, cấp cứu, theo dõi và chăm sóc sản phụ kịp thời, theo đúng qui trình chuyên môn. Kê đơn đúng theo qui chế kê đơn điều trị nội trú. Không có sai sót gì trong chuyên môn.
Liên quan đến đến việc gia đình phản ánh, bệnh viện chậm trễ trong việc cấp cứu, lãnh đạo bệnh viện cho biết trong lúc cấp cứu sản phụ bệnh viện phải dùng bình ô xi to lấy ở phòng cấp cứu để đảm bảo trong quá trình vận chuyển bệnh nhân nên đã mất thời gian đi lấy bình, thay bình ô xi cho sản phụ, quá trình đó mất khoảng 10 phút thì mới có thể đưa bệnh nhân đi được.
Sau khi sự việc xảy ra phía bệnh viện đã hai lần xuống thăm hỏi, chia sẻ với mất mát của gia đình sản phụ và báo cáo toàn bộ vụ việc xảy ra để xin ý kiến chỉ đạo.
Ngày 15/11, Sở Y tế tỉnh Yên Bái cũng đã thành lập hội đồng chuyên môn để xác minh lại vụ việc và sớm có câu trả lời cho gia đình nạn nhân.
Theo báo cáo của bệnh viện, sản phụ Phạm Thị H. (40 tuổi) vào khoa sản vào hồi 17h00 ngày 7/11 với lý do thai dưới 9 tháng đau bụng chuyển dạ.
Khi vào, tình trạng của sản phụ H. hoàn toàn bình thường. Khi đó, sản phụ được khoa chỉ định làm các xét cần thiết và theo dõi chuyển dạ như một cuộc chuyển dạ bình thường
Đến 21h30 cùng ngày sản phụ đau bụng từng cơn thưa, ngay sau đó ối vỡ tự nhiên, sau ối vỡ, sản phụ đột ngột tím tái, ngừng thở, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được. Ngay lập tức sản phụ H. được tiến hành bóp bóng, thở ôxy, ép tim ngoài lồng ngực, đặt đường truyền tĩnh mạch, truyền Adrenalin. Đồng thời gọi hỗ trợ cấp cứu. Tuy nhiên, bo tình trạng nguy kịch, sản phụ H. đã được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai.
Tại đây sản phụ H. đã được cấp cứu tích cực. Tuy nhiên, vào khoảng 5h sáng ngày 8/11, sản phụ H. tử vong do bệnh quá nặng và hiếm gặp.
Điều 99. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009) 1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm. 2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm". Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo. |
TƯỜNG VY
Xem thêm video:[mecloud]DjUhDWnq3p[/mecloud]