Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Yên Bái: Đẩy mạnh các sản phẩm OCOP phát triển theo hướng bền vững

  • Minh Thu
(DS&PL) -

Sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Yên Bái đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Năm 2024, thực hiện đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm trên địa bàn tỉnh Yên bái, thời gian qua trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã triển khai cho các đơn vị khảo sát, thu thập thông tin, phát triển sản phẩm chủ lực của mỗi địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại tỉnh Yên Bái đã khơi dậy được tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trên địa bàn thông qua việc phát huy giá trị của các sản phẩm nông sản, dược liệu, du lịch..., đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân. Trong xây dựng và phát triển OCOP theo hướng bền vững, các sản phẩm có vai trò quan trọng của việc ứng dụng các tiến bộ KHKT.

Theo ông Nhâm Xuân Trường, phó Chánh Văn Phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Yên Bái. Ở giai đoạn hiện nay của chương trình OCOP. Từ đặc thù thực tế, Yên Bái đã ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững. Hiện toàn tỉnh Yên Bái đã có 245 sản phẩm trong tổng số của OCOP được đánh giá, phân hạng đạt 3 sao trở lên, phân bố ở các huyện: Văn Yên: 43 sản phẩm, Trấn Yên: 43 sản phẩm, Yên Bình: 38 sản phẩm, Lục Yên: 27 sản phẩm, Văn Chấn: 26 sản phẩm, Mù Cang Chải: 10 sản phẩm, Trạm Tấu: 10 sản phẩm; thành phố Yên Bái: 30 sản phẩm; thị xã Nghĩa Lộ: 18 sản phẩm. Nhiều sản phẩm trong tổng số của OCOP không chỉ mang thương hiệu có tiếng trong tỉnh mà còn được thị trường trong nước ưa chuộng và xuất khẩu sang nước ngoài, như: chè Shan Tuyết Suối Giàng, trà quế, gạo séng cù, miến đao….

Sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Yên Bái, được biết nhờ ứng dụng KH&CN mà một số sản phẩm của tỉnh đã trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị, thay đổi tư duy phát triển kinh tế của người sản xuất, từ đó mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân và địa phương. Đặc biệt là các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt sao; chuyển đổi số trong sản xuất, kết nối thị trường, truy xuất nguồn gốc, hỗ trợ rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm OCOP, xây dựng nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất và hoạt động giám sát, đánh giá sản phẩm OCOP; thúc đẩy áp dụng các giải pháp về bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ của chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm OCOP.

 Với 13 sản phẩm OCOP được công nhận ở huyện Trấn Yên

Nhằm hiện thực hóa chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, trong năm 2023, huyện Trấn Yên đã triển khai mở rộng quy hoạch vùng sản xuất nông, lâm, thủy sản an toàn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, chương trình mỗi xã một sản phẩm. Với 13 sản phẩm OCOP được công nhận, bằng 185,7% kế hoạch, nâng tổng số sản phẩm OCOP của huyện lên 46 sản phẩm; các sản phẩm OCOP đều được đưa lên sàn thương mại điện tử. Đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Sản phẩm mật ong của huyện được công nhận OCOP

Đồng thời tiếp tục triển khai thực hiện 11 dự án liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (8 dự án chuyển tiếp và 3 dự án thực hiện mới) theo chính sách hỗ trợ Nghị quyết 69/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh; triển khai thực hiện kế hoạch Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP gắn với chuyển đổi số ngành nông nghiệp huyện Trấn Yên năm 2023. Ngoài ra, huyện cũng triển khai cấp 10 mã số vùng trồng cho các xã trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, nâng tổng số mã số vùng trồng đã được cấp 16 mã số.

 Nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển các sản phẩm lợi thế của địa phương thành sản phẩm OCOP tại huyện Mù Cang Chải

Để tìm hiểu về cách sản xuất, chế biến ra các sản phẩm chè thơm ngon, an toàn từ chính những đồi chè đang khai thác tại địa phương, không phụ công của các thành viên HTX, tháng 9/2020, sản phẩm chè Shan tuyết của HTX đã được UBND tỉnh Yên Bái cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. 

Trao đổi với lãnh đạo UBND huyện Mù Cang Chải được biết, sau hơn 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay huyện Mù cang Chải có 13 sản phẩm OCOP. Trong đó có 2 sản phẩm đạt 4 sao cấp tỉnh là Làng văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi (homestay) và Điểm du lịch cộng đồng Hello Mù Cang Chải (homestay) cùng 11 sản phẩm đạt 3 sao cấp huyện gồm: Bản văn hóa du lịch cộng đồng La Pán Tẩn (homestay); Mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải; Chè Shan tuyết Púng Luông; Gạo nếp Tan Khau Phạ; Sơn tra khô thái lát; Shan tuyết trà; Trà sơn tra Tâm Phúc An (trà táo mèo); Mật ong hoa rừng Nậm Khắt; Gạo Sén cù Hồ Bốn; Su su bao tử; Nấm hương. 

Các sản phẩm OCOP của huyện Mù Cang được quảng bá tại các lễ hội trên địa bàn.

Nhằm nâng cao hiệu quả của Chương trình OCOP, thời gian tới, huyện tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về sản phẩm OCOP, đào tạo tập huấn kiến thức về Chương trình OCOP cho cán bộ quản lý các cấp, chủ thể sản xuất tham gia Chương trình OCOP trên địa bàn. Phát triển các vùng nguyên liệu nông sản đặc trưng gắn với sản phẩm OCOP dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, văn hóa sản xuất của người dân, góp phần phát triển bền vững, thích ứng với của từng vùng trên địa bàn kết hợp xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp trải nghiệm, nông nghiệp sinh thái gắn với vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP. 

Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế và điều kiện của địa phương; tập trung hỗ trợ, rà soát, hướng dẫn các chủ thể chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, quy trình sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm OCOP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt sao; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung - cầu cho sản phẩm OCOP; giới thiệu sản phẩm OCOP, áp dụng công nghệ thông tin, nhằm khai thác lợi thế về du lịch nông thôn; tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm sản phẩm OCOP; thúc đẩy trên hệ thống thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), đặc biệt đối với các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản địa phương.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm đã và đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp không chỉ ở những vùng thuận lợi mà ở cả vùng sâu, vùng xa, nhiều cây trồng, sản phẩm từ chỗ tự phát, manh mún đã trở thành hàng hóa, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp hình thành hàng hóa sản xuất chuyên canh theo hướng mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm và sản xuất theo chuỗi liên kết mang lại hiệu quả thiết thực, vững bền cho chủ thể. 

Tin nổi bật