Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xung đột Ukraine ảnh hưởng nghiêm trọng đến khu vực Trung Đông - châu Phi

(DS&PL) -

Trang National Interest liệt kê một số lý do khiến cuộc xung đột của Nga ở Ukraine đã làm mất ổn định thị trường lúa mì và ngô, đặc biệt ở các nước Trung Đông và châu Phi.

Trong bối cảnh cuộc xung đột của Nga và Ukraine vẫn đang tiếp diễn phức tạp, Trung Đông là một trong những khu vực đang hứng chịu những ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng.

Tại Iran, chính phủ tuyên bố sẽ cắt giảm trợ giá lúa mì trong bối cảnh giá cả toàn cầu tăng do cuộc chiến của Moscow. Thông báo này đã nhanh chóng gây ra làn sóng phản đối và biểu tình tại quốc gia này, theo National Interest. 

Năm 2020, Nga và Ukraine cung cấp 43% lượng lúa mì nhập khẩu của Trung Đông và Bắc Phi (MENA), so với chỉ 19% vào năm 2008. Khu vực này cũng phụ thuộc nhiều vào ngô của Nga và Ukraine.

"Cú sốc" hệ thống này không phải là lần đầu tiên trong những năm gần đây khi tình trạng hỗn loạn trên thị trường ngũ cốc toàn cầu đã làm "tăng nhiệt" ở MENA.

Giá lúa mì tăng đột biến 3 lần trong khoảng thời gian từ năm 2008-2012, góp phần tạo nên cuộc cách mạng có tên "Mùa xuân Ả Rập", chủ yếu trở thành các cuộc chiến đẫm máu và khó chữa lành vẫn đang hoành hành ở Syria, Libya và Yemen. Để giảm thiểu rủi ro, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã phân bổ hàng trăm triệu USD để chống lại tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu.

Ảnh minh họa. Nguồn: National Interest.

Trang National Interest liệt kê một số lý do khiến cuộc xung đột của Nga ở Ukraine đã làm mất ổn định thị trường lúa mì và ngô, trong đó chính hai quốc gia này là những nơi xuất khẩu hàng đầu. 

Thứ nhất, cuộc chiến diễn ra khiến người dân Ukraine khó hoặc không thể trồng trọt và thu hoạch lúa mì, ngô. Bên cạnh đó, việc Nga phong tỏa các cảng ở Biển Đen của thủ đô Kyiv đã cắt đứt con đường xuất khẩu chính của Ukraine.

Các biện pháp trừng phạt đối với dầu khí của Nga có thể đe dọa nguồn cung và làm tăng chi phí phân bón và nhiên liệu, giá hạt giống cũng đang tăng cao.

Đáng chú ý, trong khi không có lệnh trừng phạt nào đối với ngũ cốc của Nga, các lệnh trừng phạt tài chính khiến việc kinh doanh với quốc gia này trở nên khó khăn hơn. Giao thông vận tải cũng khó có thể quản lý. 

Giá lúa mì và ngô trong năm 2021 và 2022 đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2008. Nếu xung đột tiếp tục, cú sốc nguồn cung vào cuối năm 2022 và đầu năm 2023 có thể còn nguy hiểm hơn.

Sau khi tăng đột biến liên quan đến cuộc cách mạng "Mùa xuân Ả Rập", giá ngũ cốc đã có xu hướng giảm đến năm 2020. Tiếp đó, đại dịch COVID-19 diễn ra dẫn đến chính sách tiền tệ lỏng lẻo và các vấn đề về chuỗi cung ứng gây áp lực tăng giá trên thị trường sản phẩm.

Cuối cùng, cuộc chiến ở Ukraine đã thiêu rụi thị trường ngô và lúa mì vốn đã rất nóng.

Khu vực MENA gặp tình trạng thiếu nước và chỉ có 2% tài nguyên nước có thể tái tạo trên thế giới, khiến nơi này rất nhạy cảm với các đợt hạn hán. Do đó, các nước MENA phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu ngũ cốc và sẽ rất khó khăn với các cú sốc giá. Ai Cập, Algeria và Morocco nằm trong số 15 nước nhập khẩu lúa mì hàng đầu vào năm 2020. Ai Cập, Algeria và Iran nằm trong số 15 nước nhập khẩu ngô hàng đầu vào năm 2020.

Xuất khẩu của Nga và Ukraina chiếm thị phần vượt trội trong các thị trường MENA. Nhìn chung, Nga là nhà xuất khẩu lúa mì số một trên toàn cầu vào năm 2020, trong khi Ukraine đứng thứ 5. Trong vài năm qua, 1/4 xuất khẩu lúa mì toàn cầu đến từ Nga và Ukraine, một tỷ trọng đã tăng mạnh kể từ năm 2008 khi họ chỉ chiếm 10% xuất khẩu. Các nước MENA nhập khẩu tới 45% lúa mì của họ từ Nga và Ukraine, tăng từ 19% vào năm 2008. Nga có thị phần lớn hơn, với 27% so với khoảng 16% của Ukraine.

Từ năm 2018-2020, Nga và Ukraine cũng xuất khẩu ngô với giá trị trung bình là 6,5 tỷ USD mỗi năm sang khu vực MENA, chiếm 23% tổng kim ngạch nhập khẩu của khu vực, trong đó Ukraine cung cấp khoảng 19%, Nga chỉ 4%.

Từng là nền tảng của Đế chế La Mã, Ai Cập hiện là nhà nhập khẩu lúa mì lớn nhất trên thế giới, với 81% nhập khẩu đến từ Nga và Ukraine từ năm 2018-2020. Ngân hàng Thế giới xếp Ai Cập là quốc gia có thu nhập trung bình thấp hơn, vì vậy họ đặc biệt nhạy cảm với giá thực phẩm. Năm 2020, Cairo nhập khẩu 2,8 tỷ USD lúa mì. Tình trạng thiếu hụt và giá cả tăng cao có thể dễ dàng gây ra tình trạng bất ổn.

Lebanon, Libya, Tunisia và Yemen đã phải hứng chịu những bất ổn chính trị và khó khăn kinh tế; tất cả đều nhập khẩu 50% hoặc nhiều hơn lượng lúa mì của họ từ Ukraine và Nga từ năm 2018-2020. Libya và Tunisia cũng nhận được một nửa hoặc nhiều hơn lượng ngô của họ từ Ukraine và Nga. 

Nếu chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine tiếp tục diễn ra, các nhà nhập khẩu lúa mì có thể sẽ phải đối mặt với cú sốc nguồn cung thậm chí còn lớn hơn trong nửa đầu năm 2023. Mỹ có thể muốn cung cấp viện trợ bổ sung cho các đối tác như Tunisia, Maroc và Ai Cập trong khi giúp họ đảm bảo đủ lượng hàng nhập khẩu.

Lebanon, Syria và Yemen đã nhận được viện trợ nhân đạo rộng rãi thông qua Liên hợp quốc, phần lớn được chi trả bởi Mỹ và các nhà tài trợ phương Tây khác.

Bích Thảo (Theo National Interest) 

Tin nổi bật