Ngày 1/12 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp đón người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron tới Nhà Trắng để thảo luận về những vấn đề được mong đợi từ lâu, bao gồm chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, Washington Post đưa tin.
Tổng thống Macron là nhà lãnh đạo Pháp đầu tiên được mời tới hai chuyến thăm cấp nhà nước của Mỹ, do những hạn chế của dịch bệnh COVID-19 trong hai năm qua.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp đón người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron tại Rome, Italy hồi năm 2021. Ảnh: New York Times.
Chuyến thăm cũng đánh dấu nỗ lực của Tổng thống Biden trong việc khôi phục mối quan hệ Mỹ - Pháp do căng thẳng giữa Paris và Washington, liên quan đến việc Mỹ giành được hợp đồng cung cấp tàu ngầm cho Australia từ Pháp.
Các quan chức Nhà Trắng kỳ vọng các cuộc thảo luận về Ukraine sẽ là trọng tâm trong chuyến thăm của tổng thống Pháp nhưng hai nhà lãnh đạo cũng có khả năng sẽ tập trung vào những thách thức do sự trỗi dậy của Trung Quốc và xung đột ở Trung Đông.
Chủ đề trọng tâm của cuộc gặp tại Nhà Trắng này là xung đột Nga - Ukraine trong bối cảnh Washington và Paris đang nỗ lực duy trì hỗ trợ kinh tế và quân sự cho Kiev.
Người phát ngôn chính phủ Pháp Olivier Veran nhận định chuyến thăm cấp nhà nước thứ hai của ông Macron đến Mỹ là "một biểu tượng mạnh mẽ của mối quan hệ đối tác" giữa hai nước. Đáng chú ý, chuyến thăm này diễn ra vào thời điểm thế giới đang đối mặt một loạt vấn đề nóng, như khủng hoảng Ukraine, an ninh lương thực, khí hậu và năng lượng.
Liên quan đến tình hình chiến sự tại Ukraine, Nga đang tiếp tục tiếp cận, nhắm mục tiêu vào cơ sở hạ tầng dân sự, đe dọa nguồn cung cấp điện, nhiệt và nước của Ukraine. Trong khi đó, hợp tác về vấn đề Ukraine đã giúp xây dựng lòng tin giữa Mỹ và Pháp, nhưng hậu quả của cuộc chiến đã giáng xuống Pháp và khiến cho các quốc gia châu Âu khác gặp nhiều khó khăn.
Việc chuyển giao vũ khí khổng lồ của Mỹ cho Ukraine vượt xa những nỗ lực chung của Liên minh châu Âu, đã làm nổi bật ưu thế vượt trội của nước này với tư cách là nhà sản xuất vũ khí, trong khi các nỗ lực chung của Pháp - Đức gặp khó khăn.
Bích Thảo (Theo Washington Post)