Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xét xử vụ án FLC: Luật sư của ông Trịnh Văn Quyết bào chữa chỉ có 133 nhà đầu tư là bị hại

  • Khánh Ngân - Nguyễn Lâm
(DS&PL) -

Theo luật sư bào chữa cho cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, vụ án này chỉ có 133 bị hại - là những nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu và hiện chưa bán.

Ngày 27/7, phiên xét xử 50 bị cáo trong vụ án "Thao túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", xảy ra tại Tập đoàn FLC tiếp tục với phần bào chữa của nhóm luật sư. 

Trước đó, khi nêu quan điểm luận tội, theo VKS, trong vụ án này, phần lớn các bị cáo có trình độ, hiểu biết pháp luật, một số bị cáo có sức ảnh hưởng, có quyền quyết định đã chỉ đạo, điều hành các pháp nhân thuộc hệ sinh thái cùng thực hiện hành vi trái pháp luật.

Đánh giá về cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết, VKSND cho biết thủ đoạn phạm tội của bị cáo này mới và rất tinh vi. Trong vụ án, ông Quyết giữ vai trò chủ mưu chỉ đạo mua Công ty Faros; chỉ đạo mọi hoạt động cho việc nâng khống vốn doanh nghiệp, mua bán cổ phiếu và lập tài khoản chứng khoán để giao dịch chiếm đoạt tiền hơn 4.300 tỷ đồng của nhà đầu tư, nên cần áp dụng hình phạt cao nhất.

VKS nhận xét, vi phạm của ông Quyết gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động kinh tế do Nhà nước quản lý, làm ảnh hưởng xấu dư luận.

Cùng với đó, VKS ghi nhận thái độ tích cực hợp tác và nguyện vọng của ông Quyết về việc khắc phục hậu quả, nhưng trên thực tế, cơ quan tố tụng cho rằng mới chỉ có cơ sở xác định bị cáo Quyết đã khắc phục được hơn 240 tỷ đồng.   Cơ quan tố tụng cáo buộc ông Quyết phạm 2 tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Thao túng thị trường chứng khoán, với hậu quả phải chịu trách nhiệm là hơn 4.300 tỷ đồng.

Đại diện Viện KSND TP.Hà Nội đề nghị tòa tuyên ông Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) tổng mức án từ 24 - 26 năm tù cho hai tội. 

Bị cáo Trịnh Văn Quyết.

Bào chữa cho cựu Chủ tịch FLC, luật sư Vũ Đặng Hải Yến khẳng định sẽ không phủ nhận các nội dung trong kết luận điều tra và cáo trạng. Song theo luật sư, cáo buộc trong bản luận tội của VKS "quá nghiêm khắc".

Luật sư mong HĐXX xem xét một cách khách quan trong vấn đề xác định yếu tố thiệt hại, người bị hại trong vụ án. Theo đó, có hai nhóm người bị hại được phân loại, gồm: Nhóm 133 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu và hiện chưa bán; Nhóm 30.403 nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS ban đầu (không phân biệt nhà đầu tư đã bán hay vẫn đang sở hữu cổ phiếu). 

Luật sư Vũ Đặng Hải Yến cho hay, xét quy định chỉ có nhóm 133 nhà đầu tư mới đáp ứng các tiêu chí về bị hại. Việc xác định nhóm 30.403 nhà đầu tư là người bị hại là không phù hợp với khoa học pháp lý, không đáp ứng các tiêu chí về bị hại theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

"Bởi theo tài liệu của cơ quan điều tra, chúng tôi nhận thấy trong nhóm 30.403 nhà đầu tư, có rất nhiều trường hợp mua cổ phiếu nhưng sau đó đã bán và có lãi. Khả năng nhóm nhà đầu tư trên mua cổ phiếu ROS ban đầu là rất lớn", luật sư Yến lập luận.

Chứng minh cho việc nhà đầu tư mua cổ phiếu bán có lãi, luật sư Yến nói, sau giai đoạn bị cáo Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu ROS ban đầu ra thị trường, giá cổ phiếu ROS có xu hướng tăng liên tục trong một thời gian dài sau đó, từ 2.000 đồng/cổ phiếu (giai đoạn tháng 4 - 6/2020) lên 13.600 đồng/cổ phiếu (giai đoạn tháng 7/2020 – 12/2021). Còn với số tiền hơn 3.600 tỷ cựu Chủ tịch FLC thu được từ việc bán cổ phiếu ROS, luật sư nhận định đây là tiền "hưởng lợi không ngay tình từ các hành vi trong vụ án".

Luật sư Yến cũng cho biết, ông Quyết vẫn phải có trách nhiệm nộp lại số tiền trên vào ngân sách Nhà nước và thực tế bị cáo đã cam kết sẽ bán toàn bộ tài sản đang bị phong tỏa để khắc phục.

Tin nổi bật