Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Xét xử một Giám đốc trong vụ Lê Hồng Bàng bán khống đất Từ Liêm

(DS&PL) -

Mặc dù không có chức năng đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để kinh doanh, nhưng một cựu Giám đốc vẫn bắt tay cùng bị cáo Lê Hồng Bàng tạo dựng các dự án nhà ở trên giấy để lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của bị hại.

TAND TP.Hà Nội vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Hoàng Văn Cường (SN 1960, trú ở phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Tuy nhiên, phiên xét xử này đã phải trì hoãn ngay khi khai mạc do vắng mặt một số bị hại trong vụ án.

Theo hồ sơ thể hiện, bị cáo Hoàng Văn Cường, Giám đốc Công ty CP Đầu tư phát triển xây dựng thương mại Cường Thịnh chính là người “bắt tay” cùng bị cáo Lê Hồng Bàng (SN 1976, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội), nguyên là Tổng giám đốc CTCP Sàn bất động sản Việt Nam (viết tắt là Công ty Sàn bất động sản) tạo dựng hồ sơ các dự án “ma” trên địa bàn xã Minh Khai, huyện Từ Liêm.

Tham gia phi vụ này còn có Hà Tuấn Linh - Giám đốc CTCP Đầu tư thương mại Hoàng Hà.

Xét xử một Giám đốc trong vụ Lê Hồng Bàng bán khống đất Từ Liêm (Ảnh minh họa).

Năm 2018, Lê Hồng Bàng nhận án tù chung thân về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", còn Cường bị truy nã cùng tội danh. Đến tháng 10/2021, Hoàng Văn Cường ra đầu thú và khai nhận hành vi phạm tội của bản thân.

Trong vụ án này, Hà Tuấn Linh và một người khác cũng đang bị truy nã.

Theo kết quả điều tra, Công ty Sàn bất động sản của Lê Hồng Bàng và các cổ đông sáng lập được thành lập từ tháng 4/2008 đến 3/2009. Nhưng trên thực tế, công ty này không có vốn để hoạt động kinh doanh và cũng không hoạt động kinh doanh, không báo cáo tài chính theo quy định. Sổ sách kế toán của Công ty Sàn bất động sản thể hiện, từ khi thành lập đến tháng 3/2009, doanh nghiệp này không có tiền và không có tài sản gì.

Phía doanh nghiệp do Cường và Linh làm giám đốc đều không có chức năng đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để kinh doanh, nhưng vẫn cùng Bàng bàn bạc và cùng nhau ký các hợp đồng liên doanh để tạo dựng các dự án nhà ở trên giấy.

Cụ thể là Dự án 683, Dự án Lộc Hòa, Dự án Cửu Long, Dự án Phương Đông (tại các địa điểm thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).

Lê Hồng Bàng đã nhờ người thuê vẽ và in ra nhiều tờ bản đồ quy hoạch tổng thể mặt bằng sử dụng đất, bản đồ phân bố, bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan các dự án, nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp, tổ chức san lấp mặt bằng (trái phép...) rồi quảng bá, giới thiệu về dự án.

Tất cả 4 dự án trên đều chưa được UBND TP Hà Nội duyệt quy hoạch, chưa chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở, chưa xác nhận chủ đầu tư, không có quyết định phê duyệt giao đất làm dự án xây dựng nhà ở...

Song, bằng thủ đoạn gian dối, cả 3 giám đốc doanh nghiệp đã nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của các hộ dân và tổ chức san lấp mặt bằng trái phép, khiến nhiều người bị hại tin tưởng dự án là có thật và nộp tiền cho Cường, Bàng dưới hình thức “Hợp đồng vay vốn”, thực chất là đăng ký mua căn hộ.

“Từ tháng 6/2009 đến 7/2009, Hoàng Văn Cường đã thu tiền dưới hình thức ký hợp đồng vay vốn với 25 người bị hại có nhu cầu đăng ký mua căn hộ bằng phiếu thu tiền với tổng số tiền hơn 46 tỷ đồng rồi chiếm đoạt”, hồ sơ thể hiện.

Ngoài ra, Cường còn nhận từ Lê Hồng Bàng 2,5 tỷ đồng (đây là tiền nằm trong số tiền Bàng chiếm đoạt của 397 bị hại) để lo chi phí dự án. Như vậy, tổng cộng Hoàng Văn Cường đã chiếm đoạt của các bị hại hơn 48 tỷ đồng và chưa khắc phục hậu quả.

Tin nổi bật