Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

"Xẻ thịt" đất công xây dựng bãi xe ngầm hay dự án Kinh doanh trá hình?

(DS&PL) -

Liên quan vấn đề một số dự án đầu tư bãi đỗ xe ngầm “xẻ đất” công viên ở Hà Nội, theo các chuyên gia giao thông, bãi đỗ xe ngầm cần nhưng nên làm ở một số vị trí...

"Xẻ thịt" đất công, phá vỡ quy hoạch

Mới đây, TP Hà Nội đồng ý chủ trương xây dựng bãi đỗ xe ngầm tại công viên Cầu Giấy (quận Cầu Giấy), giao cho Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Tây Hồ theo hình thức xén 1,45 ha (trên tổng số 10 ha) công viên để xây hai tầng hầm đỗ xe, một hầm thương mại dịch vụ và một tòa nhà nổi bên trên. Chủ trương này vấp phải sự phản đối của nhiều người dân sống chung quanh công viên Cầu Giấy. Ngoài ra, thành phố Hà Nội cũng đã ban hành chủ trương quyết định đầu tư dự án “Bãi đỗ xe ngầm kết hợp thương mại dịch vụ tại Công viên Thủ Lệ” tại Quyết định số 713/QĐ-UBND ngày 12/2/2019.

Công viên Cầu Giấy rộng hơn 10ha nằm trên địa bàn phường Dịch Vọng, Cầu Giấy nhìn từ trên cao

Trước tình hình đó, nhiều người dân cho rằng, việc đồng ý cho một công ty tư nhân “xẻ thịt” đất công như vậy sẽ phá vỡ quy hoạch của thành phố. Dư luận bày tỏ những băn khoăn về công năng của Bãi đỗ xe ngầm kết hợp với trung tâm thương mại, dịch vụ.

Trên thực tế, từ những năm 2010, TP Hà Nội đã có chủ trương xây dựng các bãi đỗ hiện đại và bãi xe ngầm để phục vụ nhu cầu giao thông tĩnh của thành phố. Tuy nhiên, bảy dự án bãi đỗ xe ngầm tại công viên Thống Nhất, khu thể thao Quần Ngựa, công viên Thủ Lệ, cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, quảng trường Nhà hát Lớn, quảng trường Ngân hàng Nhà nước, Công viên Tuổi trẻ vẫn đang “nằm trên giấy".

Điều đáng nói, hầu hết các dự án bãi đỗ xe ngầm này đều kết hợp với việc xây dựng trung tâm thương mại. Không ai dám bảo đảm, khi xây trung tâm thương mại, làm bãi đỗ xe, chủ đầu tư sẽ không dần từng bước thôn tính, độc quyền khai thác cả công viên. Công viên cây xanh kết hợp bãi đỗ xe ngầm về bản chất sẽ làm thay đổi chức năng, mục đích sử dụng. Diện tích công viên, vườn hoa, hồ nước của Thủ đô ngày càng thu hẹp do đô thị hóa, vì thế Hà Nội cần sử dụng những khu đất trống, đất của các dự án chậm tiến độ, đất đã cấp phép nhiều năm không triển khai để xem xét xây dựng bãi đỗ xe.

Nếu nhìn vào bản kết cấu của các dự án bãi đỗ xe ngầm này thì có thể thấy những băn khoăn và sự phản đối của người dân là có cơ sở. Bởi lẽ các chủ đầu tư đều thể hiện tham vọng thực hiện kinh doanh thương mại với rạp chiếu phim, trung tâm tổ chức sự kiện, khu vui chơi trẻ em, khu tập thể thao, trung tâm thương mại...

Bài toán khó cần lời giải đáp

Như đã đưa tin trước đó trong bài viết "Từ vụ bãi xe ngầm ở Tp.HCM bị 'khai tử': Bài học nào cho Thủ đô?". Được biết, dự án bãi xe ngầm đầu tiên của TP.HCM đã được UBND thành phố cấp phép, giao đất tại khu sân khấu Trống Đồng, cho Công ty Đông Dương làm chủ đầu tư từ trước năm 2010.

Tuy nhiên, do 2 lần vướng quy hoạch của 2 tuyến metro, nên không thể khởi công như dự kiến, vì phải sửa lại hồ sơ thiết kế và điều chỉnh quy hoạch. Để rồi mới đây, UBND TP. HCM chấp thuận đề nghị của Sở Tài nguyên – Môi trường thu hồi 180 dự án (chủ yếu là bất động sản) – trong đó có dự án bãi xe ngầm của Công ty Đông Dương.

Trong 1 lần trực tiếp thị sát tại công viên 23/9 năm ngoái, Chủ tịch TPHCM Nguyễn Thành Phong từng rất bức xúc trước tình trạng “xẻ thịt” đất công xây dựng các quán cà phê, quán nhậu, ca nhạc. Cũng chính ông từng yêu cầu phải chấm dứt tình trạng bát nháo, chiếm dụng này càng sớm càng tốt.

Thực tế cho thấy, việc xây dựng các bãi đỗ xe là điều cần thiết trong hoạt động quy hoạch đô thị nhằm mục đích giảm thiểu tình trạng quá tải tại các bãi đỗ xe trên địa bàn các thành phố lớn. Tuy nhiên những bãi đỗ xe ngầm có phải là giải pháp tối ưu nhất. Hơn nữa khi mà đất đã hiếm, nhưng diện tích để xây dựng các bãi đỗ xe chỉ chiếm 1 phần nhỏ, còn lại là việc xây dựng các dự án phục vụ lợi ích kinh doanh của các chủ đầu tư.

TS Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông nhận định, lâu nay Hà Nội mới chỉ tập trung lo cho đường sá mà bỏ quên quy hoạch bãi đỗ xe. Nhiều vị trí đáng lẽ phải dành cho bãi đỗ xe lại biến thành dự án bất động sản, kinh doanh nên mới thiếu điểm đỗ xe trầm trọng. TS Trần Hữu Minh, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) quốc gia cho rằng: “Tại sao thế giới không làm nhiều bãi đỗ xe ngầm, bởi chi phí xã hội để khai thác, vận hành rất lớn, nếu quy hoạch hạ tầng tốt thì làm bãi đỗ xe trên mặt đất không tốn kém, đạt hiệu quả cao hơn. Bãi đỗ xe ngầm là cần thiết nhưng nên làm ở một số vị trí nhất định, phải có kết nối với các loại hình vận tải khác. Hà Nội không thiếu đất, nếu không khéo, các bãi đỗ xe ngầm lại mọc lên như nấm, sẽ quay trở lại hệ lụy ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường”.

Từ những phân tích, nhận định của các chuyên gia, cùng với sự thật nằm trên chính những bản quy hoạch dự án của các dự án xây dựng bãi xe ngầm, thực sự quan ngại cho diện mạo thay đổi của các thành phố lớn. Liệu rằng sắp tới, những khoảng không gian công cộng vui chơi của người dân có dần "biến thành" những khu kinh doanh, những diện tích nhằm thu lợi của các doanh nghiệp tư nhân hay không? Và với những bài học nhãn tiền từ những dự án bãi xe ngầm đã bị "khai tử" thì đâu mới là hướng đi đúng đắn để giải bài toàn quy hoạch đô thị.

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội vừa tổ chức cắm mốc giới phục vụ thu hồi đất thực hiện dự án xây dựng bãi đỗ xe ngầm kết hợp thương mại dịch vụ tại Công viên Thủ Lệ (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình).

Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã có Văn bản số 713/QĐ-UBND (ngày 12-2-2019) chấp thuận cho Công ty cổ phần Đầu tư HimLamBC đầu tư dự án trên nhằm mục tiêu đáp ứng nhu cầu về bãi đỗ xe ngày càng gia tăng và góp phần giảm tải cho hệ thống hạ tầng giao thông của Thủ đô, tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại.

Theo đó, diện tích đất xây dựng bãi đỗ xe ngầm kết hợp dịch vụ thương mại là 16.189m2. Diện tích xây dựng trên mặt bằng là 638m2 có chức năng dịch vụ phụ trợ, kết nối không gian ngầm và mặt bằng cảnh quan. Tổng diện tích sàn xây dựng phần ngầm hơn 72.000m2 bao gồm 5 tầng hầm và 1 tầng kỹ thuật.

Song Ngư/Sức Khỏe 365

Tin nổi bật