Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ nam sinh học hết lớp 9 nhưng không có hồ sơ tại trường: Diễn biến mới nhất

  • Thục Hiền
(DS&PL) -

Nam sinh tại TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) dù đã hoàn thành chương trình lớp 9 nhưng không có tên, hồ sơ tại trường.

Liên quan đến vụ việc nam sinh học hết lớp 9 nhưng không có hồ sơ tại trường, ngày 11/9, thông tin từ ông Nguyễn Hữu Thọ - Phó Trưởng phòng GD&ĐT TP.Buôn Ma Thuột, cho biết đang hoàn thiện báo cáo gửi lãnh đạo TP.Buôn Ma Thuột và Sở GD&ĐT Đắk Lắk xin ý kiến xử lý vụ nam sinh học hết lớp 9 nhưng không có hồ sơ tại trường.

Trường THCS Lạc Long Quân nơi cháu H. theo học 4 năm. Ảnh: Báo Giáo dục & Thời đại

Về quan điểm xử lý, ông Thọ cho biết sẽ rà soát lại hồ sơ và dựa trên các quy định cố gắng đảm bảo quyền lợi cho học sinh. "Đối với việc xử lý cán bộ nếu có sai phạm sẽ làm theo quy định của pháp luật, sai đến đâu xử lý đến đó", báo VietNamNet dẫn lời ông Thọ.

Trước đó, theo báo Người Lao Động, ngày 8/9, Phòng GD&ĐT TP.Buôn Ma Thuột đã nhận được báo cáo của Trường THCS Lạc Long Quân về việc 1 học sinh học hết lớp 9 nhưng không có học bạ và kết quả học tập các lớp 7, 8 và 9.

Theo hồ sơ, em Đ.X.H. (SN 2007, ngụ phường Tân Tiến, TP.Buôn Ma Thuột) học lớp 9D, năm học 2019-2020 tại Trường THCS Lạc Long Quân (TP.Buôn Ma Thuột). Tuy nhiên, kết quả học tập các lớp 7, 8 và 9 thì không có. Thay vào đó là "Giấy chứng nhận kết quả rèn luyện" cho cả 3 năm do ông Phan Thanh Thủy, Hiệu trưởng, ký.

Phụ huynh em H. cho biết, tháng 7/2019, em nhập học tại Trường THCS Lạc Long Quân đúng tuyến, đúng quy định về độ tuổi. Đến cuối lớp 6, cô giáo chủ nhiệm có báo em H. phải thi lại 2 môn. Khi đó, bố em H. đến gặp ông Thủy xin cho con lên lớp, không phải thi lại.

Ông Thủy có nói phụ huynh em H. về làm đơn trình bày hoàn cảnh cháu bị "tự kỷ". Sau đó, ông Thủy đồng ý cho em H. lên lớp 7 học theo dạng "học hòa nhập" và cứ thế học hết lớp 9. Gia đình cũng đóng đầy đủ các khoản, em H. đi học đầy đủ và luôn được thầy cô khen ngoan hiền, lễ phép, đoàn kết với bạn bè.

Tuy nhiên, đến cuối 5/2023, khi nhà trường làm lễ tri ân tốt nghiệp thì giáo viên chủ nhiệm báo em H. không có tên trong danh sách xét tốt nghiệp và cũng không có tên trong danh sách nhà trường.

Trước sự việc trên, phụ huynh em H. bức xúc: "Tại sao con tôi học từ lớp 6 đến giờ nhà trường không thông báo cho gia đình biết việc H. bị xóa tên khỏi danh sách học sinh của trường? Tại sao bỏ tên con tôi ra khỏi danh sách trường mà vẫn thu tiền học phí và các khoản thu khác? Ngay từ đầu, nếu ông Thủy cương quyết hoặc thông báo cụ thể quy định không thể hoàn thiện hồ sơ học tập cho con tôi thì đã khác", báo Người Lao Động dẫn lời phụ huynh em H..

XEM THÊM: Trường ĐH Mở TP.HCM bất ngờ chuyển chỗ học cách 20 km: Hiệu trưởng giải thích gì?

Trả lời đơn thư của gia đình, ôngThủy cho rằng năm học 2019 - 2020, gia đình em H. có nộp hồ sơ và trúng tuyển vào lớp 6 tại trường. Kết quả cuối năm học em H. xếp loại học lực kém dẫn đến hạnh kiểm khá, theo quy chế và buộc phải ở lại lớp 6.

Vì thương cháu chậm và không muốn cháu có sự ảnh hưởng về tâm lý, gia đình đã làm đơn xin cho con được theo học lớp 7.

Năm lớp 7, lớp 8 và lớp 9, em H. không có tên trong phần mềm SMAS nhưng kế toán trường có xác nhận thu đầy đủ các khoản các năm học.

Ngày 23/8, trường có nhận đơn của ông Đinh Xuân V. (bố em H.) với mong muốn hoàn thiện hồ sơ để tiếp tục cho em theo học, kèm theo giấy xác nhận khuyết tật của em.

Trên cơ sở tình trạng khuyết tật của em H. đã được xác nhận của các cơ quan có thẩm quyền như hiện nay, nhà trường đã thỏa thuận với gia đình cho em học lại từ lớp 7 theo dạng học sinh khuyết tật nhưng gia đình không đồng ý.

Trong văn bản do ông Thủy ký khẳng định, theo đúng nguyên tắc, trường không thể hoàn thiện hồ sơ cấp học theo nguyện vọng của gia đình.

Thục Hiền (T/h)

Tin nổi bật