“Cuộc đời ai cũng có những mất mát nhưng với gia đình tôi, nỗi đau lớn quá. Chúng tôi già rồi, cũng phải gắng gượng sống tiếp, chỉ thương vợ con nó còn nhỏ quá!”.
“… Chỉ thương vợ con nó còn nhỏ quá!” là câu nói mà ông Lê Quang Vinh (74 tuổi) - bố đẻ của Cơ phó, thượng tá Lê Thanh Việt (36 tuổi) trên chiếc máy bay Mi171 gặp nạn sáng qua 7/7 nghẹn ngào nhắc đi nhắc lại khi tiếp xúc với chúng tôi.
Ngồi nhớ con, ông Vinh kể, “thằng Việt thích làm phi công lắm. Hồi cuối cấp ba, nó giấu tôi đi thi tuyển. Mãi sau này nó mới kể, ngày đi tuyển, họ chê tim nó đập nhanh nên còn băn khoăn cân nhắc. Gia đình tôi nghèo nhưng cũng cố vay mượn cho con đi khám chữa, cuối cùng cũng trúng tuyển vào trường phi công. Hồi đó, nó hơi thấp nên chiều nào cũng tích cực đu xà đơn để cải thiện. Ước mơ làm phi công của nó lớn lắm, ai ngờ khi thành hiện thực rồi thì...”. Từ năm 1996, Việt đi huấn luyện ở Học viện Phòng không Không quân rồi sau đó đi thực tập tại Nha Trang, tiếp theo chuyển công tác lên đơn vị ở Tuy Hòa (Phú Yên). Sau thời gian công tác ở Yên Bái rồi mới chuyển về Trung đoàn không quân 916 được 3 năm nay.
|
Ông Lê Quang Vinh khóc nghẹn vì thương con. |
Ông Vinh chia sẻ thêm, ông có ba người con, Việt là con út, suốt thời gian đi học, đi thực tập phải xa nhà nhưng không khi nào lơ là quan tâm gia đình, luôn hiếu thảo, thương bố mẹ. “Gia đình khó khăn nên nó có tính tiết kiệm từ bé. Hồi nó đi thực tập ở sân bay Phù Cát (Bình Định), bố mẹ có ít tiền cho mang theo để ăn thêm cho đỡ đói nhưng nhất định không cầm bảo để ở nhà mua thuốc cho mẹ…”, ông Vinh khóc nấc khi nói đến đây.
Tiếp chuyện chúng tôi thay cho ông Vinh đang quá xúc động, anh Lê Quang Nam, anh ruột của Cơ phó Việt cho biết, ngay khi nhận được tin xấu, hai cha con anh tức tốc đón xe lên Hà Nội. Đến chiều qua, gia đình được đơn vị bố trí phòng nghỉ tại nhà khách Bộ Quốc phòng trên đường Trường Chinh. “Bố tôi tuổi đã cao, mắc bệnh tim kèm thêm huyết áp cao, xúc động nhiều sợ không tốt. Cách đây 3 tháng, bà nội tôi mất, giờ lại thêm em tôi gặp nạn, mấy cái tang cùng ập xuống, khổ quá!”, anh Nam xúc động.
Chỉ tay vào căn phòng bên cạnh, anh Nam cho biết, vợ anh Việt là chị Vũ Thị Tuyết Thu đang phải nằm để chăm sóc y tế do liên tục khóc ngất, quá sốc vì sự ra đi đột ngột của chồng. Con gái lớn của Việt năm nay vào lớp 1, đang nghỉ hè ở với bà nội ở thành phố Nam Định. Bé trai mới 22 tháng tuổi đang được bà ngoại chăm sóc, gia đình vẫn chưa cho các cháu biết tin bố gặp nạn.
|
Anh Nam cho biết, sáng nay gia đình đã tìm di ảnh của thượng tá Việt và chuẩn bị hậu sự. |
Cũng theo anh Nam, Cơ phó Việt là người rất thân thiện, dễ gần gũi từ nhỏ. Cả hai anh em ít có thời gian ở gần nhau nhiều do lớn lên, Việt xa nhà liên tục. “Nhưng mỗi lần Việt về quê thì hai anh em gắn bó lắm. Trong bữa cơm, anh em tôi hay tâm sự chuyện cuộc sống, chuyện nghề rồi lại động viên nhau… Lần cuối hai anh em gặp nhau là trong đám tang bà nội, đã gần 3 tháng rồi. Cách đây hai ngày, Việt đưa con trai lớn của tôi đi thi tuyển vào trường Học viện Phòng không Không quân. Chỉ mới hai ngày thôi mà…”, anh Nam cố giấu nước mắt.
Ông Vũ Văn Dụ, chú họ bên gia đình vợ anh Việt kể, biết tin dữ do chị Thu báo liền tức tốc cùng đi lên Trung đoàn 916. “Vừa tới nơi, cả hội trường trung đoàn không quân 916 rối bời bởi tai nạn thảm khốc ập xuống bất ngờ. Ai cũng trực trào nước mắt. Thu cứ thế bật khóc nức nở. Tôi phải động viên cháu vẫn còn hy vọng, bởi anh Việt đang được cấp cứu tại phòng chăm sóc đặc biệt ở Viện Bỏng quốc gia để trấn an tinh thần. Cả đêm qua gia đình không ngủ ngóng tin. 3 giờ sáng nay, tất thảy người thân trong gia đình bàng hoàng khi nhận được tin dữ cháu Việt không qua khỏi. Từ đó, vợ nó cứ ngẩn ngơ, khóc ngất”, ông Dụ nói.
Sáng nay, căn phòng tạm tá túc của gia quyến thượng tá Việt tại nhà khách Bộ Quốc phòng không ngớt người thân bạn bè gần xa đến thăm hỏi, chia buồn. Anh Nam cũng cho biết, lễ truy điệu em trai sẽ được tổ chức vào sáng 11/7 tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Sau đó, thi thể Cơ phó Việt sẽ được đưa về an nghỉ tại quê nhà, đây là nguyên vọng của gia đình.
Ngày 7/7 là ngày buồn của Vietwing Hà Nội, của bầu trời Hà Nội, của rất nhiều người biết phi công Đặng Thành Chung - cánh chim trời không mỏi. Anh và những học viên dù đã hòa mình cùng gió trên chuyến bay định mệnh Mi-171. Tất cả mọi người đều sốc, không thể tin được mới 6 giờ sáng anh còn chụp hình cập nhật trên facebook cảnh diễn tập vui vẻ của mọi người trước khi tất cả bay mãi vào bầu trời Hòa Lạc. Thế mà nhanh quá anh ơi. Tối qua từ bắc chí nam có nhiều người không ngủ, mọi người thức để nhớ, để tìm kiếm, nhìn ngắm những kỷ niệm về anh. Tất cả đang rất nhớ anh, không tin nổi vừa mới có anh đó mà giờ đã xa nghìn trùng. Mọi người trong đó có em vẫn thích gọi anh bằng cái tên Chung Béo. Còn nhớ lần đầu tiên gặp anh trong giao thừa đón năm mới trên đỉnh Lang Biang, để ngày hôm sau em có dịp trải nghiệm bay trên đôi cánh của những chú chim trời. Em còn giữ tấm hình anh chụp em nhảy dù trên núi hôm ấy, một cảm giác thật tuyệt, bay rồi mới biết bầu trời có sức mạnh thế nào. Bay rồi mới ngưỡng mộ anh - cánh chim trời không biết mỏi - trong mọi cuộc vui của làng dù lượn Bắc - Nam không cuộc vui nào thiếu bóng anh. Ở đâu có anh là ở đó có tiếng cười, anh là thế luôn thích chinh phục mọi người và cả bầu trời nữa theo cách của mình… Từ Sài Gòn đọc tin thấy máy bay rơi ở Hà Nội em nghĩ ngay đến anh, vì gần đây trên Facebook của anh hay đăng tin ảnh nhảy dù của anh em ngoài đó. Chột dạ em sợ không giám gọi cho anh, gọi sang máy người bạn… Anh hy sinh rồi. Vậy là anh đã hòa mình với bầu trời, em ngồi hình dung ra anh và các anh em trên chiếc trực thăng Mi 171 đó, đến phút cuối các anh đã cố gắng tránh thương vong ít nhất để máy bay không rơi xuống nhà dân. Ôi người anh cả của những chú chim trời đã bất tử, từ nay đội Vietwing Hà Nội, cả Sài Gòn nữa sẽ không còn được gọi anh bằng cái tên thân mật “Chung Béo”. Cuộc sống thật dài và cũng thật ngắn ngủi biết bao, anh đi để lại niềm tiếc thương cho chúng em, ngày hôm qua và nhiều ngày sau nữa đều là một ngày buồn, buồn lắm anh ạ. Hãy yên nghỉ anh nhé. Chúng em sẽ nhớ đến anh, nhớ về cánh chim trời không biết mỏi Đặng Thành Chung. | Anh Đặng Thành Chung ngày bé. |
| Anh Đặng Thành Chung năm 1991, hình em gái anh chụp trong chuyến tập ngoài thao trường
| Từ nay bầu trời sẽ thiếu vắng bóng dù của anh. |
|
| Anh Đặng Thành Chung là giáo viên dạy nhày dù và dù lượn của Vietwing Hà nội trong nhiều năm nay.
| Anh Đặng Thành Chung trong chuyến công tác tại Nga năm 2013.
| Chiếc thực thăng Mi-171 và anh Đặng Thành Chung đã hòa mình vào bầu trời Hòa Lạc sáng ngày 7/7 vừa qua. Nhìn lại hình ảnh này làm cho mọi người càng nhớ thương anh hơn.
|
|
|
|
|
| Cánh chim trời không biết mỏi Đặng Thành Chung trên bầu trời Việt Nam.
| Anh Đặng Thành Chung trong vòng tay của các học viên nhảy dù. Với mỗi học viên, anh vừa là người thầy, vừa là người bạn.
|
|
|