Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ “cô dâu bị tố lừa 17 tỷ đồng” có thể “lật ngược thế cờ” khi nào?

(DS&PL) -

Quan điểm của Luật sư cho rằng, về phía cô gái bị đăng thông tin hình ảnh lên mạng xã hội, nếu thấy việc đăng thông tin không đúng quy định thì cũng có thể đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xem xét xử lý người đã đưa tin sai sự thật.

 “Cú lừa thế kỷ”

Dư luận đang không ngừng xôn xao vụ cô gái tên N.T.V.A. (27 tuổi, quê huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) bị bóc phốt là siêu lừa đảo hiện có hàng trăm người đã và đang có đơn tố cáo gửi đến Bộ Công an và công an các tỉnh, thành. Những người tố cáo đã cho biết, V.A có nhiều kịch bản không tưởng.

Ngoài chị N.L (Tổng giám đốc một bệnh viện thẩm mỹ) tố gia đình nhà chồng bị V.A lừa hơn 17 tỷ đồng thì còn rất nhiều người khác cũng lên tiếng khẳng định bị V.A "lừa tiền" lên hàng trăm tỷ.

Dự luận đnag xôn xao vụ cô gái 27 tuổi ở Bắc Giang bị "bóc phốt" lừa đảo.

 

Đến nay, ngày 16/9, Công an tỉnh Bắc Giang mới nhận được một đơn trình báo của anh N.H.N (SN 1984, trú tại TP Thủ Đức, TP HCM, tố cáo việc bị N.V.A. (27 tuổi, quê huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền 1,5 tỷ đồng.

Công an tỉnh Bắc Giang cho biết đến thời điểm hiện tại, cơ quan công an tỉnh mới chỉ nhận được lá đơn tố cáo của ông N.H.N Còn câu chuyện cô gái lừa đảo 17 tỷ đồng, công an tỉnh vẫn chưa nhận được thông tin nào ngoài việc tố cáo trên mạng xã hội.

Dưới góc nhìn pháp lý, Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường cho biết: Thông tin tố cáo vụ “siêu lừa” hay còn gọi là “cú lừa thế kỷ” này trên mạng xã hội là thông tin một chiều chưa được kiểm chứng, chưa được cơ quan chức năng xác minh; do vậy chưa thể rõ thực hư sự việc đến đâu và nếu các nạn nhân không tố cáo thì không có căn cứ để các cơ quan chức năng vào cuộc.

“Bản chất của việc chuyển giao tài sản từ ngày này cho người khác, từ chủ thể này cho chủ thể khác là quan hệ dân sự, là giao dịch dân sự, việc chuyển giao tài sản phải được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, tỉnh táo, minh mẫn thì giao dịch đó mới có hiệu lực pháp luật phải được pháp luật công nhận và bảo vệ. Nếu gian dối, lén lút, đe dọa... để chuyển giao tài sản, chiếm đoạt tài sản của người khác thì đó là hành vi vi phạm pháp luật”, Luật sư Cường phân tích.

Theo quy định pháp luật, hành vi lừa đảo là đưa ra thủ đoạn gian dối khiến người khác trao tài sản rồi chiếm đoạt tài sản, nếu hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2.000.000 đồng trở lên thì người thực hiện hành vi lừa đảo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 174 bộ luật hình sự. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền từ 500.000.000 đồng trở lên thì khung hình phạt có thể tới 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Tuy nhiên, người bị hại, nạn nhân bị chiếm đoạt tài sản thông qua các giao dịch dân sự, kinh tế phải trình báo sự việc với cơ quan chức năng, đưa ra các tài liệu chứng cứ và phối hợp với các cơ quan chức năng để chứng minh mình là nạn nhân của vụ việc lừa đảo thì cơ quan chức năng mới có căn cứ để xử lý.

Còn trường hợp trở thành nạn nhân bị lừa dối, bị chiếm đoạt tài sản nhưng không trình báo, không yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết thì cũng không có căn cứ để cơ quan chức năng vào cuộc giải quyết.

Cùng nêu quan điểm, Luật sư Lê Hồng Vân - Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, với vụ việc trên nếu các nội dung tố cáo là thật, các nạn nhân có thể tập hợp tài liệu chứng cứ cùng đơn tố giác gửi đến cơ quan công an để điều tra làm rõ. Trường hợp có đủ căn cứ cho rằng đối tượng đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này.

Theo quy định hiện hành, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm đánh lừa người khác để mưu lợi, chiếm đoạt tài sản. Người lừa đảo sẽ thực hiện các thủ đoạn gian dối để giấu giếm nội dung không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin tưởng là thật mà giao tiền, tài sản cho các đối tượng lừa đảo.

“Thời gian qua, đã xuất hiện một số thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản phổ biến khiến nhiều người mắc bẫy như lừa đảo tuyển cộng tác viên shopee “việc nhẹ lương cao” trên Facebook, Zalo; tuyển người like, thả tim Tiktok...; Lừa đảo qua điện thoại; Lừa đảo qua app thậm chí còn giả làm lễ cưới, tổ chức sinh nhật để lừa tiền”, Luật sư Vân nói.

Pháp luật quy định, cá nhân có hành vi lừa đảo sẽ phải đối diện với mức phạt tù từ 12 - 20 năm hoặc tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên. “Như vậy, trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 17 tỷ đồng có thể bị phạt tù từ 12 - 10 năm hoặc tù chung thân”, Luật sư Hồng Vân nhấn mạnh.

Cô dâu có thể “lật ngược thế cờ” khi nào?

Cũng theo quan điểm của Luật sư Cường: Theo thông tin của sự việc nêu trên thì người bị tố cáo và người tố cáo có mối quan hệ chị chồng em dâu. Trong đời sống xã hội thì việc mâu thuẫn giữa chị chồng em dâu là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Những thông tin người chị chồng đưa lên mạng xã hội chưa được cô em dâu xác thực, cơ quan chức năng cũng chưa vào cuộc xác minh nên chưa thể kết luận được sự việc này là đúng hay không.

Tiến sĩ, Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp.

 

Nếu trường hợp cô em dâu đề nghị xem xét xử lý về hành vi đưa tin sai sự thật thì cơ quan chức năng cũng sẽ vào cuộc hoặc nếu người đưa thông tin lên mạng xã hội là nạn nhân, nội dung là tố cáo cụ thể và đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xem xét xử lý thì lúc đó cơ quan chức năng mới có căn cứ để xem xét xử lý. Còn nội dung cảnh báo chung chung, không có yêu cầu cụ thể nào, không chỉ rõ hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân nào thì không có căn cứ để cơ quan chức năng thụ lý tin báo để xác minh theo quy định pháp luật.

Luật sư Cường cũng nhận định rằng: Trong nội dung đăng tải lên mạng xã hội, người đưa ra thông tin cũng cho rằng gia đình mình không tố cáo, đã bỏ qua và không đề nghị cơ quan chức năng xem xét, việc đưa thông tin lên chỉ là có tính chất cảnh báo bởi vậy cơ quan chức năng sẽ không vào cuộc để xác minh đối với vụ việc này. Còn việc người này cho rằng nhiều người khác cũng bị lừa đảo ở nhiều địa phương khác nhau nhưng những người này cũng chưa có đơn trình báo sự việc với cơ quan chức năng nên các cơ quan chức năng cũng chưa vào cuộc xem xét xử lý.

Về phía cô gái bị đăng thông tin hình ảnh lên mạng xã hội, nếu thấy việc đăng thông tin không đúng quy định thì cũng có thể đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc xem xét xử lý người đã đưa tin sai sự thật.

“Khi có yêu cầu xem xét xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự về hành vi đưa tin sai sự thật hoặc hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc xác minh làm rõ. Còn vấn đề đưa ra những thông tin có tính chất quan điểm, chưa rõ ràng, thiếu chứng cứ và chỉ là thông tin một chiều nhưng không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan chức năng cũng sẽ không vào cuộc xác minh để xử lý”, Luật sư Cường cho hay.

Lừa đảo hay “lừa tình”?

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng: Về nguyên tắc là trong quan hệ tình cảm và trong các quan hệ dân sự thì các bên có trách nhiệm phải tìm hiểu thông tin về nhau. Đặc biệt là khi kết hôn thì hai bên luôn khẳng định là qua quá trình tìm hiểu đã chín muồi, đã hiểu nhau, có tình cảm với nhau và sẵn sàng đi đến hôn nhân. Chuyện một cô gái trẻ tuổi mà xây dựng cho mình một lý lịch hoành tráng như vậy để che giấu thân phận, lừa dối cả gia đình nhà chồng giàu có, quyền quý là câu chuyện "xưa nay hiếm".

Thông thường trong những vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo thường thông minh, hoạt ngôn và nhiều kinh nghiệm sống hơn người bị lừa. Người bị lừa đảo, nạn nhân trong các vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản thường là những người trẻ tuổi, hoặc những người nhẹ dạ cả tin, thiếu hiểu biết pháp luật, thiếu kỹ năng sống. Còn chuyện một cô gái sống ở tỉnh lẻ còn trẻ tuổi mà lừa cả gia đình nhà chồng giàu có bằng một cái vỏ bọc hào nhoáng như vậy khiến nạn nhân bị lừa cả tình và tiền, nhiều người bị lừa tiền như vậy là chuyện hiếm khi xảy ra.

“Vụ việc này thực hư như thế nào thì cần có đơn trình báo tố giác tội phạm của tổ chức cá nhân có liên quan và cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh làm rõ thì mới có kết luận chính thức về vụ việc. Còn cô gái bị đưa ra hình ảnh, thông tin mà thấy rằng nội dung thông tin hình ảnh không đúng sự thật thì có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin hình ảnh gỡ bỏ và có thể xem xét xử lý về hành vi đưa thông tin không đúng sự thật. Còn nếu thông tin chỉ dừng lại ở đây mà không có thêm đơn thư tố cáo tố giác, yêu cầu xử lý thì vụ việc chỉ là dư luận xã hội mà không có hồi kết”, Luật sư Cường nói.

Cũng theo quan điểm của Luật sư, trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy có gian dối trong việc tổ chức lễ cưới thì cơ quan điều tra sẽ làm rõ hành vi gian dối nay có nhằm mục đích để chiếm đoạt tài sản hay không thì mới có căn cứ để xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo quy định của pháp luật thì hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải là gian dối để chiếm đoạt. Thủ đoạn gian dối phải nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Còn việc gian dối, nói dối, nói sai sự thật về đặc điểm nhân thân hoặc dàn dựng một lý lịch "hoành tráng" để kết hôn thì hành vi này là "lừa tình".

Hành vi này là vi phạm đạo đức xã hội chứ chưa đủ căn cứ xác định là vi phạm pháp luật. Nếu có căn cứ cho thấy hành vi lừa tình làm cơ sở để chiếm đoạt tài sản thì mới có căn cứ xử lý hình sự.

Luật sư nói thêm: Đối với những người giả mạo người thân của cô dâu thì cơ quan chức năng sẽ xem xét có hành vi vi phạm pháp luật khác hay không. Còn hành vi đóng giả diễn suất như vậy chỉ vi phạm đạo đức xã hội. Pháp luật quy định việc kết hôn trên cơ sở tình cảm, không phụ thuộc vào địa vị xã hội, hoàn cảnh gia đình. Bởi vậy việc cô dâu có sống trong gia đình giàu có hay nghèo khó thì không phải là căn cứ để xác định cuộc hôn nhân có hợp pháp hay không. Nếu chú rể không có tình cảm mà kết hôn vì tiền, cô dâu đưa ra thông tin gian dối để chú rể kết hôn thì có thể đề nghị tòa án tuyên bố hủy bỏ hôn nhân do bị lừa dối. Tuy nhiên vấn đề này để chứng minh là rất khó.

Tư Viễn

Tin nổi bật