Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ cán bộ bị "tố" lên máy bay yêu cầu khách xóa bài đăng Facebook: Cần làm rõ thông tin để xử lý

(DS&PL) -

Luật sư cho rằng, nếu kết quả cho thấy hành vi ứng xử của cán bộ không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, gây rối trật tự thì tùy vào tính chất của sự việc mà người cán bộ này sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc rút kinh nghiệm...

Liên quan đến nội dung báo chí phản ánh trong bài: "Thực hư thông tin cán bộ hải quan gây áp lực, yêu cầu khách xuống máy bay xóa bài facebook" đăng tải ngày 1/2và một số bài viết đăng tải trên mạng xã hội facebook về vụ việc xảy ra tại Sân bay Quốc tế Nội Bài ngày 28/1; Tổng cục Hải quan đã nhanh chóng lập đoàn thanh tra, kiểm tra, xác minh, làm rõ.

Cán bộ Hả Quan bị "tố" lên máy bay yêu cầu khách xóa bài đăng Facebook (Ảnh: TPO).

Nêu quan điểm về vụ cán bộ hải quan sân bay Nội Bài bị tố lên máy bay lúc sắp cất cánh yêu cầu hành khách xóa bài đăng trên Facebook, Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng: Cơ quan chức năng cần xác minh làm rõ thông tin mà hai bên đã đưa ra để xác định có hành vi lạm quyền, vi phạm chuẩn mực đạo đức ứng xử của cán bộ hay không?

“Thông tin mà hai bên đưa ra hiện nay rất khác nhau nên cơ quan chức năng sẽ làm rõ đâu là sự thật trên cơ sở các chứng cứ mà các bên cung cấp và các chứng cứ mà cơ quan chức năng thu thập được trong quá trình giải quyết vụ việc nêu trên. Nếu kết quả cho thấy hành vi ứng xử của cán bộ không phù hợp với chuẩn mực đạo đức, gây rối trật tự thì tùy vào tính chất của sự việc mà người cán bộ này sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc rút kinh nghiệm... Còn trường hợp kết quả xác minh cho thấy vụ việc chỉ là lời qua tiếng lại, chưa đến mức gây mất an ninh trật tự, không có căn cứ về việc cán bộ đã có hành vi can thiệp trái pháp luật vào quyền riêng tư cá nhân thì sẽ không xem xét xử lý kỷ luật”, Luật sư Cường phát biểu.

Luật sư Đặng Văn Cường – Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp.

Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền tự do ngôn luận, tự do bày tỏ quan điểm thái độ của mình về các vấn đề xã hội. Đồng thời mọi công dân cũng có quyền tố cáo, tố giác tội phạm, phê phán những việc làm sai trái, thói hư tật xấu trong xã hội. Pháp luật Việt Nam cũng cho phép mọi công dân đều được sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet và sử dụng các dịch vụ mạng xã hội. Việc thực hiện các hoạt động trên không gian mạng, phù hợp với các quy định của pháp luật trong đó có luật an ninh mạng.

Nếu đưa tin bịa đặt, sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm uy tín của tổ chức, cá nhân thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu trường hợp đưa tin sai sự thật thì đồng thời với việc bị xử lý bằng chế tài hành chính hoặc hình sự thì người thực hiện hành vi còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là xóa bỏ nội dung sai sự thật, cải chính, xin lỗi công khai...

Theo luật sư Cường, đối với dịch vụ hàng không thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Chuyện tiếp viên hàng không hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân, yêu cầu hành khách phải xuống máy bay để xóa bỏ nội dung đăng tải trên mạng xã hội thì mới được tham gia chuyến bay là chuyện chưa từng xảy ra. Chỉ có những trường hợp gây mất an ninh trật tự, đe dọa đến an ninh hàng không, thuộc trường hợp bị hạn chế đi lại hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hình sự thì mới thuộc trường hợp không được phép tham gia chuyến bay... Còn việc cá nhân đăng tải thông tin trên mạng xã hội gây tranh cãi, chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì đây không phải là lý do khiến công dân bị hạn chế đi lại, tham gia các chuyến bay nội địa và quốc tế.

Bởi vậy, quan điểm của Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp cho rằng, nếu kết quả xác minh đúng như nội dung phản ánh của công dân thì cần phải xem xét trách nhiệm của những người đã cản trở công dân này trong việc tham gia chuyến bay, là đơn vị dịch vụ thì phải xin lỗi khách hàng và nghiêm túc rút kinh nghiệm, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Còn đối với cán bộ, công chức mà có hành vi ứng xử không phù hợp chuẩn mực đạo đức xã hội, gây tổn thương tâm lý, tình cảm, sức khỏe của người khác thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Vấn đề này cơ quan chức năng sẽ làm rõ để đảm bảo xử lý đúng người đúng việc.

 Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật.

Cùng nêu quan điểm về sự việc, Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật cho biết: Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quyết định số: 828/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành quy chế công sở tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính thì quy định viêc giao tiếp và ứng xử với Nhân dân như sau:

“Trong giao tiếp và ứng xử với Nhân dân, công chức phải có thái độ niềm nở, nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng. Lắng nghe Nhân dân trình bày ý kiến, nguyện vọng. Không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân. Thực hiện “3 xin”: xin chào, xin cảm ơn, xin phép và “3 luôn”: luôn mỉm cười, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ;

Giải quyết yêu cầu, công việc của người dân đúng quy trình, quy định. Trả lời, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể những thắc mắc của người dân về các quy định liên quan đến giải quyết công việc. Chỉ được tiếp công dân tại cơ quan, không tiếp công dân tại nhà riêng;

Ưu tiên hỗ trợ giải quyết công việc với người già, yếu, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người đau ốm;

Trường hợp những yêu cầu của người dân không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thì công chức phải hướng dẫn người dân đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết".

Luật sư Bình cho rằng, nếu sự việc đăng tải trên là có thật, việc hành khách đã lên máy bay nhưng yêu cầu xuống máy bay để kiểm tra hành lý nhằm mục đích cam kết không đăng hình ảnh lên mạng xã hội cho thấy sự lộng quyền, gây ảnh hưởng đến an toàn bay và nhũng nhiễu người dân. Chính vì vậy cần xử lý nghiêm nếu thực sự đúng phản ánh.

Qua sự việc này, Luật sư Bình cho rằng: Bên cạnh đó không ít các trường hợp lợi dụng vị trí công tác tại khu vực Cảng hàng không nên nhiều cán bộ, công chức đã ưu tiên cho người nhà hay bạn bè bằng cách dẫn đi lối ưu tiên, được cho vào trước mà không phải xếp hàng. Đây là hành động mang tính chất riêng tư; điều này gây bức xúc cho những người phải xếp hàng tại các khu vực check in.

“Khi tiếp nhận phản ánh, Tổng cục Hải quan thành lập đoàn thanh tra để xử lý kịp thời các phản ánh, không né tránh là đáng hoan nghênh. Đồng thời qua thanh tra cũng cần nhắc nhở bởi những việc này tuy nhỏ nhặc nhưng tạo ra những hình ảnh không đẹp và trái với quy định của Bộ”, Luật sư Bình phát biểu.

Tư Viễn

Tin nổi bật