Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vụ bảo kê ở chợ Long Biên: Mâu thuẫn trong lời khai số tiền trục lợi của nhóm Hưng "kính"

(DS&PL) -

Tại cơ quan điều tra, nhóm Hưng "kính" khai nhận chiếm đoạt số tiền thấp hơn nhiều lần so với tiểu thương chợ Long Biên tố cáo.

Tại cơ quan điều tra, nhóm Hưng "kính" khai nhận chiếm đoạt số tiền thấp hơn nhiều lần so với tiểu thương chợ Long Biên tố cáo.

Đối tượng Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng "kính") tại cơ quan điều tra. Ảnh: An ninh thủ đô

Ngày 11/7 tới đây, TAND TP Hà Nội sẽ xét xử sơ thẩm vụ án Cưỡng đoạt tài sản tại chợ Long Biên đối với các bị cáo: Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính”, SN 1963 tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cùng 4 đàn em gồm: Nguyễn Hữu Tiến (tức Tiến “hói”, SN 1970), Lê Thanh Hải (tức Hải “gió”, SN 1963), Nguyễn Mạnh Long (tức Long “cao”, SN 1962), Dương Quốc Vương (tức Vương “lợn”, SN 1968, đều ở Hà Nội).

Được biết, trong phiên tòa lần này, Thẩm phán Mai Văn Quang làm chủ tọa, ông Lê Tuấn Anh giữ quyền công tố.

Trong 9 luật sư dự tòa sẽ có tới 5 người bào chữa cho các bị cáo, 4 luật sư bảo vệ quyền lợi cho bị hại. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong một ngày.

Được biết, làm việc với cơ quan chức năng, các đối tượng trong nhóm Hưng “kính” khai chiếm đoạt số tiền ít hơn nhiều lần so với tiểu thương tại chợ Long Biên tố cáo.

Thông tin trên VOV, các bị can Nguyễn Hữu Tiến, Lê Thanh Hải, Nguyễn Mạnh Long và Dương Quốc Vương khai nhận, từ ngày 1/1/2018 đến 24/9/2018, nhóm này được chia tống số tiền là 46,4 triệu đồng.

Đối tượng Tiến khai được hưởng 23,7 triệu đồng, Long được hưởng 11,6 triệu đồng và từ ngày 1/1/2018 đến ngày 30/5/2018, Vương được hưởng 11,1 triệu đồng.

"Ông trùm" Nguyễn Kim Hưng (tức Hưng “kính”) ban đầu phủ nhận việc nhận tiền “bảo kê”. Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ và lời khai nhân chứng, lực lượng chức năng cho thấy có đủ cơ sở để khởi tố Nguyễn Kim Hưng về tội Cưỡng đoạt tài sản.

Việc các đối tượng khai nhận chiếm đoạt số tiền ít hơn nhiều lần so với số tiền mà nạn nhân trình báo cũng là một điểm cần được làm rõ trong phiên tòa 11/7 tới đây.

Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, "ông trùm" Hưng "kính" đã chỉ đạo đàn em lấy danh nghĩa tổ bốc dỡ số 2 để chèn ép, đe dọa gây khó khăn cho các tiểu thương chợ Long Biên.

Cụ thể là trường hợp của chị Nghiêm Thúy Nga (SN 1981, Hà Nội) và chồng là anh Hoàng Anh Hà (SN 1972) kinh doanh hoa quả tại chợ Long Biên.

Năm 2018, vợ chồng chị Nga (bị hại trong vụ án) mở cửa hàng bán hoa quả thì bị nhóm bảo kê dùng nhiều thủ đoạn ép nộp tiền như cấm ô tô của tiểu thương này dừng đỗ, để xe chắn trước ki ốt hoặc đặt cá thối cạnh sạp hàng.

Và để tiện thu tiền dịch vụ bốc dỡ hàng hóa, Hưng "kính" chỉ đạo đồng phạm không dùng bảng kê do Ban quản lý chợ phát hành mà soạn bảng kê theo ý của Hưng.

Bị hại cũng trình báo, từ ngày 14/3 đến 1/9/2018, đối tượng Hưng đã chỉ đạo nhóm bảo kê thu của chị Nga hơn 28 triệu đồng. Nhóm này chỉ nộp cho Ban quản lý chợ hơn 3 triệu rồi chia nhau số tiền còn lại.

Quá trình điều tra, đàn em của Hưng khai từ tháng 1 đến tháng 9/2018, họ được chia tổng số tiền hơn 46 triệu đồng.

Ngoài ra, chị Nga, anh Hà còn khai từ năm 2010 đến năm 2017 đã bị Hưng chiếm đoạt một số khoản tiền khác.

Liên quan đến tình hình hoạt động của chợ Long Biên sau khi nhóm đối tượng Hưng "kính" bị bắt giữ, ông Hoàng Văn Đức, Phó ban quản lý chợ Long Biên thông tin trên báo Giao thông: “Thời gian qua chợ Long Biên gặp một số trục trặc trong hoạt động chừng 1- 2 tháng. Sau khi Hưng “kính” cùng 4 người khác bị bắt, cơ quan chức năng trên địa bàn đã vào cuộc hỗ trợ, cho đến nay chợ Long Biên đã dần đi vào nền nếp".

Ông Đức cũng thông tin thêm, đối với việc bốc xếp hàng hoá tại chợ Long Biên hiện nay, do tổ bốc xếp của Ban quản lý chợ tạm nghỉ nên Ban quản lý chợ đã thông qua Hội Phụ nữ chợ Long Biên thông báo tới các chủ hàng tự bố trí người bốc xếp hàng hoá khu vực xe hàng của mình.

Bạch Hiền (t/h)

Tin nổi bật