Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vĩnh Phúc: Khai thác tiềm năng lợi thế để phát triển du lịch

(DS&PL) -

Khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế gắn với những giải pháp đồng bộ, du lịch Vĩnh Phúc đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trong tỉnh…về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mỗi nhọn và phát triển dịch vụ, du lịch tỉnh Vĩnh Phúc. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp ở Vĩnh Phúc đã quan tâm đầu tư phát triển toàn diện ngành du lịch.

Những chính sách thu hút đầu tư nổi bật của tỉnh đã "hút" các doanh nghiệp đầu tư nhiều công trình hạ tầng, khu nghỉ dưỡng cao cấp; các trung tâm hội nghị tầm cỡ quốc tế được hình thành và phát triển như Flamingo Đại Lải Resort, FLC Vĩnh Phúc Resort, Sông Hồng Resort; khách sạn Dic Star, khách sạn Westlake…Năm qua, Vĩnh Phúc quan tâm, phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả về số lượng và chất lượng, số nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn tăng lên rõ rệt. Hiện tỉnh có 517 cơ sở lưu trú du lịch; trong đó có 4 khách sạn 5 sao, 1 khách sạn 4 sao, 8 khách sạn 3 sao, 48 khách sạn 2 sao, 21 khách sạn 1 sao và 435 sơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2009. Trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng lượng khách tham quan du lịch đến Vĩnh Phúc đạt trên 3,2 triệu lượt, doanh thu du lịch ước đạt trên 1.500 tỷ đồng

Vĩnh Phúc được biết đến là vùng đất giàu bản sắc văn hóa trong “dòng chảy” của văn minh sông Hồng hàng nghìn năm, qua những chứng tích lịch sử khảo cổ, khoa học, văn hóa tâm linh - tín ngưỡng đến văn hóa ẩm thực, văn nghệ dân gian; cùng nhiều anh em các dân tộc sinh sống như Dao, Cao Lan, Sán Dìu… với truyền thống đặc sắc qua tiếng nói, trang phục, lễ hội, trò chơi gian dân, ẩm thực… và hàng nghìn di tích lịch sử văn hóa, tâm linh trên địa bàn còn được lưu giữ đến ngày nay.

Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành về chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc, ông cho biết, tỉnh luôn quan tâm đến du lịch từ sớm và coi du lịch là ngành quan trọng không chỉ góp phần thúc đẩy phát kinh tế mà còn góp phần quảng bá, nâng tầm giá trị của Vĩnh Phúc ra quốc tế. Cho biết tỉnh chủ trương xây dựng du lịch là ngành mũi nhọn gắn với bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng, phát triển du lịch theo hướng văn minh, hiện đại. Vĩnh Phúc quy hoạch các khu du lịch, khu sinh thái và xây dựng cơ chế, chính sách mang tính đặc thù để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế du lịch của tỉnh; chú trọng xây dựng văn minh, văn hóa du lịch.

Nhằm tiếp tục phát huy những lợi thế về du lịch của tỉnh và thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng đầu tư vào ngành du lịch trên địa bàn, Vĩnh Phúc đang xây dựng Nghị quyết hỗ trợ phát triển du lịch giai đoạn 2022-2025. Trong đó, tỉnh sẽ tập trung hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng, nâng cấp hệ thống đường giao thông kết nối các khu, điểm có hoạt động du lịch; hỗ trợ đầu tư xây dựng khách sạn; hỗ trợ các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê; hỗ trợ kinh phí thành lập đội văn nghệ quần chúng phục vụ sinh hoạt văn hóa, văn nghệ tại các địa điểm có hoạt động du lịch cộng đồng. Hiện địa phương cũng sẽ hỗ trợ xây dựng mới nhà hàng kết hợp bán hàng đặc sản, sản phẩm OCOP, quà tặng du lịch, quà lưu niệm của tỉnh; hỗ trợ xúc tiến, quảng bá du lịch; giảm phí tham quan, dịch vụ cáp treo, xe điện tại khu danh thắng Tây Thiên và khu du lịch Flamingo Đại Lải cho người dân Vĩnh Phúc.

Với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng như Khu du lịch Tam Đảo được phát hiện và xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX. Nhờ khí hậu trong lành, mát mẻ, từ lâu khu du lịch này luôn được coi là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và người nước, nhất là vào mùa hè. Đặc biệt, để đánh thức tiềm năng du lịch. Nhiều năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm đầu tư, xây dựng hạ tầng, thu hút và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến đầu tư, xây dựng các khách sạn, nhà hàng, phát triển thêm các loại dịch du lịch tại đây.

Bên cạnh Tam Đảo, Vĩnh Phúc còn khá nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác như: Khu du lịch Đại Lải, Khu danh thắng Tây Thiên… Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, ngành du lịch Vĩnh Phúc đã được tập trung phát triển theo 3 hướng chính: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần và du lịch sinh thái rừng; du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề; du lịch công vụ mua sắm, hội nghị, hội thảo; đồng thời, tiếp tục đầu tư, nâng cấp, phát triển đồng bộ các khu du lịch gắn với khai thác các tour du lịch vùng quê nhằm đánh thức tiềm năng du lịch sẵn có ở các địa phương. Đến nay, hệ thống giao thông kết nối các khu du lịch cơ bản được hoàn thiện và thường xuyên bảo trì, hạn chế xảy ra tình trạng tắc nghẽn giao thông vào mùa lễ hội, du lịch.

Tỉnh Vĩnh Phúc cũng chú trọng và phát triển đa dạng các loại hình du lịch: Du lịch sinh thái, văn hóa, lễ hội - tâm linh, du lịch cộng đồng (homestay), du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo (du lịch MICE), du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần, du lịch nông thôn... Một số tour, tuyến du lịch mới được đưa vào khai thác, đã thu hút đông đảo sự lựa chọn của du khách như: Tour một ngày chinh phục 3 đỉnh Tam Đảo, tour du lịch Con đường Tâm Linh, tuyến du lịch Thanh Lanh Ngọc Bội - Thác Bản Long, Tuyến Vân Trục - hồ Bò Lạc - Sáng Sơn, khu sinh thái vườn cò Hải Lựu...

Sau thời gian mở rộng thu hút các loại hình du lịch đã cho thấy hiệu quả bước đầu từ thực hiện chủ trương đẩy mạnh phát triển du lịch, đã không chỉ giúp các địa phương khai thác tốt tiềm năng du lịch mà còn tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại các địa điểm du lịch. Với nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực, hệ thống các cơ sở lưu trú của tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã có sư phát triển mạnh về cả số lượng, chất lượng phục vụ.

Khu du lịch Đại Lải

Tuy vậy, Vĩnh Phúc nhận thấy hiệu quả phát triển du lịch vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có của các địa phương trong tỉnh. Theo nhiều chuyên gia, sản phẩm du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc hiện chưa phong phú, chưa có những sản phẩm du lịch chất lượng cao, tạo được sự đa dạng cho du khách. Hoạt động đi xúc tiến quảng bá, du lịch Vĩnh Phúc vẫn chỉ có sản phẩm thô là những danh lam thắng cảnh, di tích sẵn có để mời chào du khách, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một số loại hình du lịch như du lịch mạo hiểm, du lịch đồng quê chưa tạo được nét độc đáo, hấp dẫn…, do đó, số ngày lưu trú của du khách thường ngắn ngày. Đặc biệt, việc không có sản phẩm du lịch đặc trưng, quà lưu niệm riêng biệt không chỉ mất đi nguồn thu mà còn bỏ lỡ cơ hội quảng bá hình ảnh du lịch Vĩnh Phúc đến với du khách trong và ngoài nước.

Để hiện thực hóa những mục tiêu này, thời gian qua, Vĩnh Phúc đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nhất là khôi phục phát triển du lịch hậu dịch Covid - 19. Tiếp tục nghiên cứu, cơ cấu lại ngành du lịch đảm bảo tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, trong đó sẽ chú trọng phát triển thị trường khách du lịch, xây dựng phát triển các khu, điểm du lịch.

 

Tam Đảo Vĩnh Phúc

Cùng với đó, tỉnh sẽ ưu tiên nguồn lực để đầu tư, phát triển hạ tầng cơ sở, hạ tầng giao thông, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư; tăng các tuyến phục vụ du lịch từ Vĩnh Yên đi Tây Thiên, Tam Đảo, Đại Lải. Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch để thu hút khách du lịch quốc tế, nhất là ở các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và nước trong khối Asean. Đặc biệt, ngành Văn hóa, Thể thao & Du lịch Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước về du lịch; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, văn hóa, văn minh tại các khu du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và ý thức cộng đồng địa phương về phát triển du lịch. Đồng thời, tăng cường hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật tại các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh; đưa các hoạt động dịch vụ, phục vụ cho các đoàn khách du lịch lữ hành tại các trung tâm du lịch lớn của tỉnh, như thành phố Vĩnh Yên, Tam Đảo, Phúc Yên...đi vào nề nếp, đảm bảo một môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện và phát triển bền vững.

MINH THU - ĐỒNG HUYỀN

 

Tin nổi bật