Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Việt Nam có tiềm năng lọt top 25 nền kinh tế hàng đầu thế giới vào năm 2038

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Theo đánh giá của Trung tâm tư vấn CEBR (Anh), Việt Nam và Philippines là hai nền kinh tế Đông Nam Á có tiềm năng "nhảy vọt" trong bảng xếp hạng WEL giai đoạn từ nay đến năm 2038.

Trung tâm tư vấn CEBR vừa công bố báo cáo triển vọng kinh tế thế giới thường niên lần thứ 14. CEBR là trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập với 30 năm kinh nghiệm của Anh.

Thông tin trên báo VnExpress, theo xếp hạng trên Bảng liên minh kinh tế thế giới (World Economic League Table - WELT) lần này, quy mô kinh tế Việt Nam được dự báo có bước nhảy vọt trong 14 năm tới.

CEBR đánh giá Việt Nam có nhiều cơ hội để lọt vào nhóm 25 nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Cụ thể, năm 2024, Việt Nam dự kiến ở vị trí 33 trên bảng WELT, tăng 1 bậc so với 2023. Thứ hạng Việt Nam có thể tăng nhanh, vị trí 24 vào năm 2033 trước khi trở thành nền kinh tế lớn thứ 21 thế giới vào 2038.

Với ưu thế dân số đông và trẻ, Việt Nam có cơ hội vượt qua gần hết các nước trong ASEAN về kinh tế như Singapore, Thái Lan hay Malaysia, và trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, theo CEBR.

Cùng với Việt Nam, Philippines cũng được đánh giá là nước có sức tăng trưởng ấn tượng, có thể đạt vị trí 23 vào năm 2038. Theo CERB, Việt Nam và Philippines là minh chứng nổi bật cho nhóm những quốc gia được mong chờ sẽ cải thiện thứ hạng nhờ định vị lại vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu, cải cách nội bộ, tăng năng suất lao động, đầu tư công và tư.

Nhận định của CEBR đề cập đến tỷ trọng nền kinh tế, không đề cập đến thu nhập bình quân trong một nước, phân chia giàu nghèo hay các vấn đề khác.

Đánh giá về kinh tế năm ngoái, tổ chức này nhìn nhận Việt Nam tăng trưởng mạnh, lạm phát duy trì ở mức thấp. Tức là chưa phải đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát như nhiều quốc gia khác. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), GDP tăng 5,05%, lạm phát 3,25%.

Mức tăng giá tiêu dùng năm 2023 cũng thấp hơn tỷ lệ lạm phát trung bình 10 năm, là 3,8%. Điều này tạo dư địa trong chính sách điều hành tiền tệ của Việt Nam.

Cùng đó, tỷ lệ thất nghiệp giảm trong năm ngoái giúp thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng; tỷ lệ nợ Chính phủ năm 2023 dự kiến 35% GDP, giảm khoảng 1,3 điểm phần trăm so với 2022.

Mặt khác, Việt Nam cũng được hưởng lợi từ sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng toàn cầu. Tỷ trọng hàng Việt xuất sang Mỹ tăng gần 2% từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang vào 2018. Điều này cũng được bổ sung bởi dòng FDI mạnh mẽ từ các nền kinh tế châu Á khác, bao gồm cả Trung Quốc.

Tốc độ tăng GDP hàng năm được CEBR dự báo trung bình đạt 6,7% trong giai đoạn 2024-2028. Con số này sẽ là 6,4% trong 9 năm tiếp theo.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật