Chính quyền ở thành phố cảng phía Đông Bắc Đại Liên, thuộc tỉnh Liêu Ninh, ngày 3/5 đã thông báo kế hoạch xét nghiệm COVID-19 diện rộng. Theo đó, các xét nghiệm sẽ được tiến hành hàng tuần, bắt đầu từ ngày 5/5. Trong khi đó, trung tâm hậu cần ở Trịnh Châu, thuộc tỉnh Hà Nam, trong cùng ngày cũng cho biết họ sẽ thực hiện 3 vòng xét nghiệm COVID-19 diện rộng các khu vực trung tâm thành phố cho đến ngày 6/5.
Các thành phố này đã góp phần vào một danh sách ngày càng tăng của những địa phương đang thúc đẩy xét nghiệm COVID-19 xuyên hơn khi Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ tái bùng phát dịch bệnh. Trước đó, thủ đô Bắc Kinh, cũng như trung tâm công nghệ và sản xuất phía Nam Thâm Quyến và phía Đông thành phố Hàng Châu cũng đã bắt đầu xét nghiệm diện rộng để kiểm soát dịch COVID-19.
Ngày càng thêm nhiều thành phố ở Trung Quốc quyết định xét nghiệm COVID-19 diện rộng để kiểm soát sự lây nhiễm của virus. Ảnh: Getty
Ông Tao Chuan, giám đốc vĩ mô của Bắc Kinh, nhận xét hoạt động xét nghiệm hàng loạt thường xuyên có thể sẽ được mở rộng trên toàn quốc sau khi kỳ nghỉ lễ 1/5 kết thúc vào ngày 4/5. Theo nhà phân tích tại Soochow Securities, đây là một phần nỗ lực phối hợp để kiểm soát sự lây nhiễm của virus.
Ông ước tính, nếu tất cả các thành phố cấp một và cấp hai của Trung Quốc, với khoảng 505 triệu dân, tiến hành xét nghiệm hàng loạt trong một năm, tổng chi phí cho hoạt động này có thể lên tới 1,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (257 tỷ USD), tương đương 1,5% GDP năm 2021 của Trung Quốc và bằng khoảng 8,7% doanh thu tài chính công năm ngoái.
Đồng thời, ông cũng cảnh báo rằng chi phí bổ sung sẽ gây thêm áp lực lên chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý thành phố, vốn đang bị căng thẳng do việc cắt giảm thuế và tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế đang chậm lại của Trung Quốc.
Ông nói: "Chi phí hơn 100 tỷ nhân dân tệ mỗi tháng cho việc mua sắm bộ xét nghiệm không phải là một khoản chi phí nhỏ. Ngoài việc để người dân chịu một phần chi phí, phát hành trái phiếu kho bạc đặc biệt cũng là một phương án quan trọng và khả thi để bù đắp chi phí".
Bắc Kinh hiện vẫn đang kiên định tuân theo chính sách "Zero COVID-19" năng động của mình vì họ muốn ngăn chặn làn sóng lây nhiễm tồi tệ nhất kể từ đợt dịch Vũ Hán vào năm 2020. Được biết, số ca mắc mới tại Trung Quốc hiện nay phần lớn là do biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo rằng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt đang cản trở mục tiêu tăng trưởng GDP của Bắc Kinh là "khoảng 5,5%" trong năm 2022.
Fitch Ratings hôm 3/5 đã giảm ước tính tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Trung Quốc từ 4,8% xuống 4,3%, kỳ vọng rằng nước này sẽ tuân thủ chiến lược phòng dịch chặt chẽ của mình cho đến năm 2023.
Dù vậy, ông Tao nhận định xét nghiệm diện rộng thường xuyên dù sao cũng là một biện pháp phòng dịch ít tốn kém hơn so với đóng cửa phong toả.
Ông dự đoán thiệt hại hàng tháng có thể lên tới 156,8 tỷ nhân dân tệ nếu các thành phố lớn nhất của quốc gia, chẳng hạn như Thượng Hải, bị đóng cửa trong hai tuần trong khi các biện pháp giãn cách một lần được áp dụng ở các khu vực khác chiếm tổng cộng 20% GDP của Trung Quốc.
Con số đó được so sánh với chi phí ước tính hàng tháng của ông Tao là 143,6 tỷ nhân dân tệ - tổng cộng 1,7 nghìn tỷ nhân dân tệ trong 12 tháng - đối với việc xét nghiệm diện rộng thường xuyên. Tuy nhiên, việc giãn cách trên toàn thành phố có xu hướng đòi hỏi phải xét nghiệm quy mô lớn, do đó, thiệt hại kinh tế ắt hẳn sẽ tăng lên.
Minh Hạnh (Theo SCMP)