Một khi trúng nọc độc rắn hổ mang, con mồi từ từ tê liệt. Khi con mồi không còn khả năng kháng cự, lúc này rắn hổ mang mới chậm rãi nuốt dần dần bữa ăn của mình.
[presscloud]16587[/presscloud]
Theo đó, con rắn hổ mang khổng lồ từ trong rừng rậm bỗng nhiên phát hiện ra một con kỳ đà. Bằng kinh nghiệm của kẻ săn mồi lão luyện, con rắn nhẹ nhàng trườn bao vây xung quanh con mồi trước khi sử dụng vũ khí tối thượng là nọc độc của mình.
Rắn hổ mang chúa được coi là vua của các loài rắn bởi khả năng săn mồi và nọc độc chết người của nó. Hơn nữa, con mồi của rắn hổ mang thường là các loài rắn khác, chúng đôi khi còn ăn thịt cả đồng loại.
Theo các chuyên gia nghiên cứu sinh vật học, 1/3 khẩu phần ăn của rắn hổ mang chính là đồng loại của chúng.
Thủy Tiên (T/h)