Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao phụ nữ dễ mắc bệnh ung thư này gấp nhiều lần so với nam giới

(DS&PL) -

Tuy cả nam lẫn nữ đều có tuyến giáp nhưng tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư bộ phận này lại cao gấp nhiều lần so với nam giới.

Tuy cả nam lẫn nữ đều có tuyến giáp nhưng tỷ lệ phụ nữ mắc ung thư bộ phận này lại cao gấp 2-4 lần so với nam giới.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của con người.

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất trên cơ thể con người, nằm ở giữa cổ, gồm 2 thùy nối với nhau qua eo giáp trạng (như hình con bướm), có chức năng tiết ra hormone giúp cơ thể tăng trưởng và phát triển. Ung thư tuyến giáp cũng là căn bệnh phổ biến. Một trong số những dấu hiệu của bệnh này là có khối u ở cổ, khàn giọng...

Các bệnh lý thường gặp của tuyến giáp là suy giáp, cường giáp và ung thư tuyến giáp. Tỉ lệ phụ nữ mắc cường giáp nhiều hơn gấp 7 lần, bị suy giáp gấp 8 lần so với nam giới. Nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa tuyến giáp là thiếu I-ốt. Có tới 1 tỷ người có nguy cơ thiếu I-ốt dẫn đến bệnh lý tuyến giáp. Và trong đó, phần lớn gặp ở phụ nữ.

Ung thư tuyến giáp là gì?

Ung thư tuyến giáp là căn bệnh nguy hiểm mà phụ nữ thường mắc.

Để phòng chống bệnh ung thư tuyến giáp, trước tiên chúng ta cần chú ý đến các nhân tuyến giáp. Nhìn chung, có rất nhiều người có nhân tuyến giáp.

Không phải tất cả các nhân tuyến giáp đều phát triển thành ung thư. Chỉ khoảng 5% đến 15% nhân tuyến giáp sẽ phát triển thành ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp xảy ra khi những tế bào bình thường ở tuyến giáp biến đổi thành những tế bào bất thường và phát triển không tuân theo sự kiểm soát của cơ thể.

Biểu hiện ban đầu của bệnh là các nhân tuyến giáp, tương tự như khối u tuyến giáp lành tính. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, khối u lớn lên nhanh, cứng hơn và không đau. Đây là khối u không đồng đều và sự dịch chuyển bị hạn chế. Khối u phát triển gây khó thở, khàn giọng...

Trong giai đoạn tiến triển của ung thư tuyến giáp, tĩnh mạch cổ bị xâm lấn, gây giãn tĩnh mạch cổ, phù mặt, các hạch bạch huyết ở hai bên cổ có thể sưng lên.

Ung thư tuyến giáp là một căn bệnh ác tính, chiếm khoảng 1% các loại ung thư với những biểu hiện như: tuyến giáp to nhanh trong thời gian ngắn và có các hạch nổi lên bất thường vùng xung quanh; ăn nhiều mà vẫn sút cân; chịu nóng kém, hay vã mồ hôi, luôn luôn trong trạng thái tinh thần căng thẳng, mất ngủ; tính khí thất thường; tay chân run rẩy yếu đuối; hoạt động mau bị mệt, hồi hộp, khó thở; phụ nữ thấy kinh ra ít...

Vì sao nữ giới gặp bệnh lý tuyến giáp nhiều hơn nam giới?

Như chúng ta đã biết, ung thư vú và ung thư cổ tử cung là những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ. Nhưng hiện nay, ung thư tuyến giáp cũng là một trong những bệnh ung thư có tỷ lệ mắc cao ở phụ nữ. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 4 lần so với nam giới.

Những biến động về nội tiết trong suốt cuộc đời khiến phụ nữ dễ mắc ung thư tuyến giáp hơn nam giới.

Chính sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể về mặt giải phẫu cũng như các nhiệm vụ sinh lý của nữ giới so với nam giới là nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ mắc bệnh tuyến giáp ở nữ giới cao hơn. Bởi lẽ, trong suốt vòng đời của mình, cơ thể nữ giới phải trải qua nhiều cột mốc biến động về nội tiết tố hơn nam giới. Các giai đoạn có thể kể ra là quá trình dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, sau khi sinh – cho con bú và thời kỳ mãn kinh.

Tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt: Sự thay đổi nội tiết tố sinh dục trong giai đoạn dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt có tác động qua lại và liên quan mật thiết với hormone tuyến giáp.

Phụ nữ thời kỳ mang thai, sinh con và cho con bú cũng tác động nhiều đến tuyến giáp. Thậm chí, trong 10-12 tuần đầu của thai kỳ, đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của người mẹ. Hết 3 tháng đầu, cơ thể của bé sẽ tự sản xuất ra hóc môn tuyến giáp. Mặc dù vậy, bé vẫn phải phụ thuộc chính vào lượng I-ốt bà mẹ ăn vào. Vì vậy, tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung 200 mcg I-ốt/ngày để duy trì chức năng tuyến giáp.

Các tiềm ẩn về bệnh lý tuyến giáp trong suốt thời gian còn trẻ có thể bùng phát bệnh lý tuyến giáp ở người mãn kinh. Các yếu tố khác như tuổi tác, sự giảm nội tiết sinh dục nữ, chế độ ăn không hợp lý có thể gây bệnh lý tuyến giáp trên phụ nữ ở độ tuổi này.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác như sử dụng thuốc tránh thai, uống thuốc an thần, kháng sinh, sử dụng liệu pháp Hormone điều tiết... đều tác động mạnh đến tuyến giáp khiến nữ giới dễ mắc bệnh ung thư.

Phụ nữ có thể mắc bệnh ung thư tuyến giáp từ tuổi 15. Nữ giới ở độ tuổi 45-55 có tỷ lệ mắc bệnh ung thư tuyết giáp cao nhất. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn, chủ yếu là nam giới trên 70 tuổi.

Cần phát hiện và điều trị sớm ung thư tuyến giáp

Mặc dù tỷ lệ chữa khỏi ung thư tuyến giáp cao nhưng bạn vẫn cần phát hiện và điều trị sớm để thu được kết quả điều trị cao nhất. Phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 45 cần chú ý đến các dấu hiệu sau để đi khám bác sĩ kịp thời:

- Cổ bị sưng và có khối u rõ ràng khi chạm vào

- Khàn tiếng hoặc khó nuốt mà không rõ nguyên nhân

- Trẻ đã được xạ trị vùng cổ

- Tuyến giáp phát triển nhanh trong thời gian ngắn

Cách phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp

Triệu chứng bệnh tuyến giáp thường không rõ ràng, tuy nhiên chúng ta cũng có thể phòng ngừa các bệnh lý tuyến giáp bằng cách:

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả giúp cân bằng hormone tuyến giáp.

- Bổ sung chế độ ăn đầy đủ I-ốt giúp tuyến giáp có đủ nguyên liệu sản sinh hormone và phòng bệnh tuyến giáp. Đặc biệt, chú ý bổ sung I-ốt cho phụ nữ giai đoạn mang thai để phòng ngừa nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, đồng thời giúp thai nhi phát triển trí tuệ.

- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường miễn dịch cơ thể, phòng ngừa bệnh tật và bệnh tuyến giáp nói riêng.

- Xây dựng lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng thực phẩm chiên rán, đồ uống có chất kích thích. Không sử dụng rượu bia, thuốc lá.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật