Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vì sao 2 thầy trò ở Lâm Đồng bị từ chối cấp visa sang Mỹ dự thi khoa học?

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Lâm Đồng chưa biết rõ lý do vì sao Đại sứ quán Mỹ từ chối cấp visa cho em Lê Hoàng Trường Giang và thầy Nguyễn Xuân Hùng.

Đại diện Sở GD&ĐT tỉnh Lâm Đồng cho biết trên báo Lâm Đồng, thầy Nguyễn Xuân Hùng - Chuyên viên phòng Giáo dục Trung học, Quan sát viên của đoàn Lâm Đồng (Sở GD&ĐT Lâm Đồng) và em Lê Hoàng Trường Giang - Trường THPT Phan Đình Phùng (huyện Đam Rông), 1 trong 2 tác giả của dự án “Ứng dụng AI, IoT và ChatGPT vào mô hình nuôi tằm của bà con nông dân” tham dự Cuộc thi Khoa học Kỹ thuật quốc tế, vừa bị từ chối cấp visa sang Mỹ.

Đây là dự án đã đoạt giải nhất cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia bậc THPT toàn quốc.

Đặc biệt, đây là 1 trong 7 dự án được Bộ GD&ĐT chọn tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc tế được tổ chức tại Hoa Kỳ.

Dự án “Ứng dụng AI, IoT và ChatGPT vào mô hình nuôi tằm của bà con nông dân” của Lê Hoàng Trường Giang và Lê Hà Thanh Phong được trao giải nhất tại cuộc thi cấp Quốc gia. (Ảnh: Báo Lâm Đồng)

Theo kế hoạch, đoàn Việt Nam sẽ lên đường sang Hoa Kỳ vào ngày 10/5 tới đây. Cuộc thi quốc tế sẽ chính thức khởi tranh tại Hoa Kỳ vào ngày 13/5. Tuy nhiên, Đại Sứ quán Mỹ từ chối cấp visa cho em Lê Hoàng Trường Giang và thầy Nguyễn Xuân Hùng

Thầy Nguyễn Xuân Hùng cho biết trên Dân trí: "Khi được hỏi lý do đi Mỹ, chúng tôi trình bày đi Mỹ tham gia cuộc thi cùng đoàn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và trình hồ sơ nhưng sau đó không được chấp nhận cấp visa".

Hiện, đoàn Lâm Đồng đã xin sự hỗ trợ từ phía Bộ GD&ĐT và các cơ quan chức năng khác.

Dự án Ứng dụng AI, IoT và ChatGPT vào mô hình nuôi tằm của bà con nông dân được thầy giáo Phan Hữu Sỹ và 2 học trò lớp 10 Lê Hà Thanh Phong, Lê Hoàng Trường Giang (Trường THPT Phan Đình Phùng) lên ý tưởng, thực hiện.

Dự án bao gồm 9 khối chức năng chính, trong đó bao gồm hệ thống máy tính, các phần mềm, cảm biến, công nghệ kết nối không dây… thu thập giá trị nhiệt độ, độ ẩm trong nhà nuôi tằm, dữ liệu về thức ăn cho tằm để đưa ra các thông báo đến máy chủ.

Đồng thời hệ thống tự động kích hoạt, vận hành các thiết bị để đảm bảo về môi trường tốt nhất cho tằm phát triển, đảm bảo chất lượng trong chăn nuôi, giảm chi phí.

Tin nổi bật