Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vị phi tần được độc sủng, khiến hoàng đế Thuận Trị phá vỡ hàng loạt quy tắc

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Nhận được sự sủng ái có một không hai từ Hoàng đế Thuận Trị nhưng cuộc đời Đổng Ngạc phi lại kết thúc trong bi kịch.

Trong lịch sử thời nhà Thanh, hoàng đế và hoàng hậu sau khi qua đời đều có thụy hiệu. Thụy hiệu dùng để tóm tắt công đức cả đời của hoàng đế và hoàng hậu. 

Với nhà Thanh, các hoàng hậu đều có thụy hiệu bắt đầu bằng chữ "Hiếu", có 16 chữ, sau đó thêm chữ cuối cùng trong thụy hiệu của hoàng đế vào để thành 17 chữ.

Tuy nhiên trong lịch sử triều Thanh lại tồn tại một vị hoàng hậu chỉ có 12 chữ trong thụy hiệu, đã vậy thụy hiệu của bà không có đế thụy kèm theo. 

Đó chính là Hiếu Hiến Trang Hoà Chí Đức Tuyên Nhân Ôn Huệ Đoan Kính Hoàng hậu, hay còn được nhiều người biết đến với cái tên quen thuộc hơn là Đổng Ngạc phi.

Đổng Ngạc Phi được Hoàng đế Thuận Trị hết mực sủng ái. Ảnh minh họa

Đổng Ngạc Phi là một phi tần của Hoàng đế Thuận Trị. Bà nhập cung năm 18 tuổi, được hoàng đế vô cùng sủng ái.

Đổng Ngạc thị giỏi thư pháp, rành rẽ sách sử lại có phong thái nhã nhặn, dịu dàng của một tài nữ nên rất được lòng người. Tuy nhiên có thuyết cho rằng bà đã từng lấy chồng trước khi nhập cung. Bởi Đổng Ngạc thị nhập cung khi đã 18 tuổi (tính theo âm lịch), khá già dặn so với các thiếu nữ khác vì lứa tuổi tuyển tú thường thấy là tầm 13-16 tuổi.

Thế nhưng tuổi tác dường như không ảnh hưởng đến vị thế của bà. Bằng chứng là vừa nhập cung bà đã được phong Hiền phi, một tháng sau được tấn phong Hoàng quý phi. Tốc độ tấn phong "quá nhanh quá nguy hiểm" này là cực kì hiếm thấy với các hoàng đế nhà Thanh.

Không chỉ vậy, vì Đổng Ngạc phi mà Thuận Trị đã hai lần ban chiếu đại xá thiên hạ. Lần đầu là khi phong bà làm Hoàng Quý phi, lần sau là khi Đổng Ngạc phi sinh ra hoàng tứ tử. Đây là chuyện chưa từng có trong lịch sử nhà Thanh.

Nhận được sự sủng ái có một không hai từ hoàng đế nhưng có lẽ bởi thế mà cuộc đời Đổng Ngạc phi lại kết thúc trong bi kịch. 

Năm 1657, Đổng Ngạc phi và Thuận Trị sinh một hoàng tử nhưng đứa trẻ mất sau đó 3 tháng. Do quá đau buồn, Đổng Ngạc phi lâm bệnh hậu sản, rồi qua đời năm 1660, ở tuổi 21.

Một thời gian ngắn sau khi Đổng Ngạc phi mất, Hoàng đế Thuận Trị cũng qua đời vì mắc bệnh đậu mùa.

Đổng Ngạc Phi qua đời từ khi còn rất trẻ. Ảnh minh họa

Theo lẽ mà nói thì con trai Đổng Ngạc Phi sẽ là người kế vị ngai vàng nhưng Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu không thích Đổng Ngạc Phi. Nguyên nhân là bởi từ sau khi Đổng Ngạc Phi qua đời, Thuận Trị Đế vì quá đau buồn nên bỏ bê triều chính.

Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu viện lý do con trai của Đổng Ngạc Phi chưa bị đậu mùa bao giờ, nguy cơ lâm vào kết cục như Thuận Trị Đế rất cao. Trong khi đó, Huyền Diệp là đứa trẻ từng bị đậu mùa và sống sót thần kỳ nên cuối cùng được chọn làm người kế vị khi mới 8 tuổi, đổi niên hiệu thành Khang Hy.

Sau khi đăng cơ, Khang Hy Đế tôn Đông Giai thị làm Từ Hòa Hoàng thái hậu. Để nâng cao danh vọng của gia tộc bên ngoại, Khang Hy Đế đã sát nhập dòng họ Đông Giai từ Hán Quân Chính Lam kỳ về Mãn Châu bổn kỳ, tức Mãn Châu Tương Hoàng kỳ.

Gia tộc Đông Giai ngày càng có tầm ảnh hưởng dưới triều đại nhà Thanh. Nhưng cuộc đời của Đông Giai thị lại không được may mắn. Chưa đầy một năm sau khi trở thành thái hậu, Đông Giai thị đột ngột qua đời do bệnh lạ vào năm Khang Hy thứ 2 (1663). Khi ấy bà chưa đầy 24 tuổi, trở thành vị thái hậu đoản mệnh nhất trong lịch sử nhà Thanh.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật