Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Vàng cưới là tài sản chung hay riêng của vợ chồng?

(DS&PL) -

Trong ngày cưới, việc cha mẹ, họ hàng tặng vàng cưới trang sức có giá trị cho cô dâu chú rể là phong tục của nhiều địa phương.

Trong ngày cưới, việc cha mẹ, họ hàng tặng vàng cưới trang sức có giá trị cho cô dâu chú rể là phong tục của nhiều địa phương. Dưới góc độ pháp lý, vàng hay trang sức đó thuộc tài sản chung hay riêng?

Dưới góc độ pháp lý, vàng cưới là tài sản chung hay riêng? Ảnh minh họa

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Trong ngày cưới, việc cha mẹ, họ hàng tặng vàng cưới trang sức có giá trị cho cô dâu chú rể là phong tục của nhiều địa phương.

Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc rằng, vàng, trang sức đó là tài sản chung hay riêng của vợ chồng dưới góc độ pháp lý?

Trường hợp 1: Thời điểm cho vàng, trang sức khi chưa đăng ký kết hôn

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng như pháp luật hôn nhân gia đình trước đây thì thời điểm này 2 bên chưa phát sinh quan hệ vợ chồng. Do đó chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, chế độ tài sản vẫn là chế độ riêng của từng người.

Do đó, tiền, vàng mà cha mẹ hai bên cho ai thì sẽ là tài sản của người đó, được tặng riêng trước khi kết hôn. Tuy nhiên, cần phải chứng minh được tài sản này là do cha mẹ tặng riêng cho một người mà không phải cho cả hai vợ chồng.

Ngoài ra, trong trường hợp này, nếu 2 bên đã kết hôn vào thời điểm trước khi luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực mà số vàng được cho dưới dạng bông tai, nhẫn, vòng cổ, trang sức… được coi là tư trang cá nhân. Do đó, những vật dụng này sẽ là tài sản riêng, trừ trường hợp tại thời điểm cho, bố mẹ hai bên tuyên bố cho vợ chồng bạn để tạo dựng gia đình.

Nếu là vàng khâu, vàng miếng,... chưa được chế tác thành đồ trang sức thì phải chứng minh đó là tài sản bạn được cho riêng. Nếu không chứng minh được thì tiền, vàng này sẽ được coi là tài sản chung của hai vợ chồng.

Trường hợp 2: Thời điểm cho vàng, trang sức khi đã đăng ký kết hôn

Thời điểm được cho vàng, trang sức khi đã đăng ký kết hôn, nếu chứng minh được đây là tài sản được cha mẹ hai bên tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân thì thuộc sở hữu cá nhân. Ngược lại thì sẽ là tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại khoản 3, Điều 33 luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Bên cạnh đó, nếu thời điểm kết hôn là sau khi luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực pháp luật thì theo Điều 43 của luật này, tiền, trang sức mà bố mẹ hai bên cho dù tồn tại dưới dạng gì, đã được chế tác thành đồ trang sức hay chưa vẫn được coi là tài sản chung của vợ chồng.

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật