Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Uống nước đầy đủ nhưng cơ thể vẫn mất nước, nguyên nhân do đâu?

(DS&PL) -

Mất nước xảy ra khi lượng nước bài tiết ra khỏi cơ thể cao hơn so với lượng nước cơ thể nạp vào. Tình trạng này gây phá vỡ sự cân bằng của nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu, từ đó gây cản trở hoạt động bình thường của cơ thể.

Mất nước không chỉ xảy ra khi bạn không uống đủ nước. Nó cũng có thể xảy ra nếu bạn tiêu thụ một số thực phẩm và đồ uống có tác dụng lợi tiểu, có nghĩa là chúng giúp cơ thể bạn loại bỏ chất lỏng một cách nhanh chóng. 

Để đảm bảo rằng cơ thể luôn đủ nước, chúng ta nên thận trọng với những thủ phạm có thể gây mất nước dưới đây:

Giấc ngủ

Cho dù bạn ngủ 6 tiếng hay 10 tiếng mỗi ngày, kể cả ngủ quá nhiều và ngủ không đủ giấc đều có thể gây mất nước. Một nghiên cứu quan sát năm 2019 được công bố trên tạp chí Sleep cho thấy những người ngủ 6 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm có nguy cơ thiếu nước cao hơn những người ngủ 8 tiếng.

Một nghiên cứu quan sát năm 2019 được công bố trên tạp chí Sleep cho thấy những người ngủ 6 tiếng hoặc ít hơn mỗi đêm có nguy cơ thiếu nước cao hơn những người ngủ 8 tiếng.

Điều này được giả thiết là do sự gián đoạn tín hiệu sinh học tự nhiên được gọi là vasopressin, báo cho cơ thể giữ nước vào cuối chu kỳ của giấc ngủ bình thường.

Hơn nữa, tác giả của nghiên cứu này cũng cho biết , cơ thể chúng ta luôn mất chất lỏng thông qua da và hô hấp, kể cả khi bạn nghỉ ngơi. Việc ngủ quá nhiều hiểu đơn giản là khiến cơ thể mất nước nhiều giờ hơn mà không được bổ sung.

Làm cách nào để biết bạn đã ngủ quá nhiều?

Trung bình, người lớn cần ngủ từ 7 - 9 giờ mỗi đêm. Một giấc ngủ ngon giúp tăng cường sức khỏe và tinh thần tỉnh táo. Nếu không ngủ đủ, bạn có thể cảm thấy uể oải và không thể tập trung. Thời lượng bạn cần ngủ mỗi đêm phụ thuộc vào thói quen và hoạt động ban ngày, cũng như sức khỏe và cách ngủ của riêng cá nhân. Người lớn tuổi có thể chỉ cần ngủ 6 giờ, trong khi đó vận động viên cần ngủ nhiều hơn người thường 1 giờ.

Đôi khi bạn sẽ cần ngủ nhiều hơn bình thường, chẳng hạn như sau khi hoạt động gắng sức hoặc đi du lịch. Nếu thêm hoặc bớt vài giờ nghỉ ngơi giúp bạn cảm thấy thoải mái, thì đó là khoảng thời gian ngủ phù hợp với cơ thể bạn. Nhưng nếu liên tục ngủ nhiều khiến bạn mệt mỏi hoặc thậm chí ngủ gật vào ban ngày, thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Ngoài ngủ nhiều hơn 9 giờ mỗi đêm, các triệu chứng khác của việc ngủ quá nhiều bao gồm:

Ngủ trưa rất lâu

Ngủ ngày quá nhiều

Đau đầu.

Ăn quá nhiều đường

Theo nghiên cứu thì ăn quá nhiều đường bổ sung có thể ảnh hưởng tới sức khỏe theo nhiều cách khác nhau như tăng tình trạng viêm và bao gồm cả quá trình hydrat hóa. Vào mùa hè, thói quen uốn soda nhiều đường là một trong những con đường khiến cơ thể bị mất nước nhanh hơn.

Một nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy đường có trong nước giải khát có thể hút nước từ các mô và làm cạn kiệt nước trong cơ thể bạn. Hơn nữa, caffeine trong nước ngọt có ga hoạt động như một thuốc lợi tiểu nhẹ và khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.

Một nghiên cứu từ Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy đường có trong nước giải khát có thể hút nước từ các mô và làm cạn kiệt nước trong cơ thể bạn.

Làm cách nào để bạn biết mình đã ăn quá nhiều đường?

Tăng cân: Đường có thể gây ra sự rối loạn trong quá trình trao đổi chất và thay đổi hệ sinh thái của hệ sinh vật trong đường ruột khiến việc điều chỉnh lượng đường trong máu bị ảnh hưởng. Hơn nữa, những thực phẩm có thêm đường tổng hợp có hàm lượng calo cao hơn và dinh dưỡng thấp hơn nếu tiêu thụ thường xuyên sẽ khiến bạn tăng cân.

Các cơn đau mãn tính: Việc tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống có nhiều đường theo thời gian dài có thể gây ra các cơn đau mãn tính và cứng khớp.

Tăng cảm giác đói: Thức ăn có đường sẽ khiến bạn cảm thấy đói và muốn ăn nhiều hơn. Một vòng tuần hoàn sẽ lặp lại, cảm giác đói thôi thúc bạn ăn nhiều hơn và gây tăng cân.

Huyết áo cao: Đường bổ sung làm tăng axit uric trong cơ thể do đó ức chế quá trình sản xuất oxit nitric (NO) cần thiết trong việc giúp mạch máu được mềm dẻo. Nếu NO trong cơ thể giảm, huyết áp sẽ tăng lên.

Rượu và các loại đồ uống có cồn

Rượu và các loại đồ uống có cồn thật sự đã và đang lấy nước của cơ thể. Theo y học, cồn có tính lợi nhuận và lợi tiểu. Nghĩa là nó có khả năng loại bỏ nước và các thể lỏng khác trong cơ thể. Điều này cũng có thể giải thích là tại sao sau khi uống rượu bạn thường bị đau đầu và cảm giác rất khát nước vào ngày hôm sau. Để tránh bị mất nước, hãy nhớ uống một chút nước khi uống đồ uống có cồn.

Để tránh bị mất nước, hãy nhớ uống một chút nước khi uống đồ uống có cồn.

Nhìn chung là bạn cần đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp nước đầy đủ, đặc biệt là với thời tiết mùa hè. Ngoài việc uống nước, cần giữ thói quen sinh hoạt lành mạnh như ngủ đúng giờ, hạn chế uống rượu bia quá mức, bổ sung các loại rau củ có hàm lượng nước cao vào chế độ ăn như dưa chuột, ớt chuông, rau diếp, cà chua, cam quýt hay các loại quả mọng khác,...

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật