Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tử tù được hoãn thi hành án bằng tiêm thuốc độc khi nào?

(DS&PL) -

Thông tư quy định tử tù được hoãn tiêm thuốc độc khi có lý do bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc ngay trước khi thi hành án tử tù khai báo những tình tiết mới

Thông tư quy định tử tù được hoãn tiêm thuốc độc khi có lý do bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc ngay trước khi thi hành án tử tù khai báo những tình tiết mới về tội phạm.

Bộ Công an, bộ Quốc phòng, bộ Y tế, bộ Ngoại giao, Tòa án nhân dân Tối cao và Viện kiểm sát nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC quy định về việc phối hợp tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

Thông tư liên tịch này có hiệu lực từ ngày 1/12/2020.

Thông tư liên tịch này gồm 5 chương 22 điều quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành án tử hình; tổ chức thực hiện thi hành án tử hình; hoãn thi hành án tử hình; hồ sơ thi hành án tử hình; việc giải quyết cho nhận tử thi, tro cốt, hài cốt, mai táng người đã bị thi hành án tử hình và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc.

Tử tù được hoãn thi hành án bằng tiêm thuốc độc khi nào?

Theo Điều 9 của Thông tư liên tịch quy định, tử tù sẽ được hoãn thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc khi có lý do bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc ngay trước khi thi hành án tử tù khai báo những tình tiết mới về tội phạm.

Ngoài ra thi hành án cũng được hoãn khi gặp thiên tai, hỏa hoạn hoặc có trở ngại khách quan khác không thể thực hiện được việc thi hành án tử hình;

Hoặc trên đường áp giải người bị thi hành án tử hình bị tai nạn phải đưa đến bệnh viện; trang thiết bị, dụng cụ thi hành án tử hình bị hư hỏng; không xác định được tĩnh mạch; thuốc thi hành án tử hình không đúng chủng loại, chất lượng, số lượng;

Hoặc các điều kiện khác bảo đảm cho việc thi hành án tử hình không đáp ứng được. Đồng thời, việc hoãn thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 81 của Luật Thi hành án hình sự.

Đáng chú ý, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện việc thi hành án tử hình theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP; phối hợp với trại tạm giam nơi giam giữ người bị thi hành án tử hình thực hiện theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 43/2020/NĐ-CP.

Chỉ đạo Công an cấp huyện nơi tổ chức thi hành án tử hình bố trí lực lượng, phương tiện phối hợp thực hiện việc thi hành án tử hình.

Xây dựng kế hoạch, phương án, phân công nhiệm vụ cho các lực lượng tham gia thi hành án tử hình và tổ chức thi hành án tử hình; làm thủ tục khai tử tại Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nơi thi hành án.

Báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh tăng cường lực lượng chức năng hỗ trợ công tác thi hành án tử hình trong trường hợp cần thiết…

Ngoài ra, theo Điều 4 của Thông tư liên tịch số 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC, kinh phí mua thuốc tiêm phục vụ cho thi hành án do ngân sách Nhà nước cấp trong dự toán ngân sách hàng năm của bộ Công an, bộ Quốc phòng và các cơ quan liên quan.

Hoàng Yên (T/h)

Tin nổi bật