Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tư duy về tiền bạc và thời gian: Khác biệt gì khiến họ trở nên giàu có?

(DS&PL) -

Những người thành công đều dùng tiền để mua thời gian trong khi kẻ nghèo thường lãng phí nó một cách vô bổ.

Những người thành công đều dùng tiền để mua thời gian trong khi kẻ nghèo thường lãng phí nó một cách vô bổ.

Người giàu dường như hiểu rõ sự quý báu của "thời gian" hơn: không tự làm những thứ họ có thể mua, không đích thân thực hiện những việc có thể thuê người khác làm, họ cho rằng chi tiền để đổi lấy những thứ như tài nguyên không tái sinh (không tự khôi phục lại được, tiêu hao nhanh, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng) là một việc xứng đáng nhất.

Dùng tiền để mua thời gian giúp bạn ngày càng có tiền

Anh Giang và người bạn cùng lớp sau khi tốt nghiệp vào làm trong một công ty, hai người có khởi điểm như nhau, đều bắt đầu từ chức vụ nhân viên nhỏ.

Sau một năm, anh Giang thăng tiến một cách thuận lợi, trở thành trưởng phòng, tiền lương cũng tăng gấp đôi. Anh bạn kia làm việc nghiêm túc và chăm chỉ, nhưng vẫn là một nhân viên bình thường.

Bạn của anh Giang là một người siêng năng lại tiết kiệm, vì để tiết kiệm tiền thuê nhà, anh ấy đã thuê một nơi ở cách xa trung tâm thành phố, mỗi ngày đi làm phải mất ít nhất một giờ đồng hồ; bình thường khi mua đồ phải đi so giá khắp nơi, cho dù là mua dụng cụ sạc điện thoại vài chục nghìn, cũng phải tìm hiểu thật kỹ mới dám hành động.

Còn anh Giang là một người theo "chủ nghĩa tiêu dùng", anh ấy cho rằng những thứ chỉ cần có thể chi tiền để tiết kiệm thời gian đều là những thứ đáng giá.

Anh Giang thuê một ngôi nhà gần công ty, giá thuê cao, điều kiện kém, nhưng có thể tiết kiệm đáng kể thời gian đến công ty; khi xem video anh ấy sẽ mua thẻ hội viên, như vậy có thể tiết kiệm được khoảng thời gian phải đợi quảng cáo; với những chuyến đi tương đối xa, anh Giang sẽ ưu tiên lựa chọn taxi để tiết kiệm thời gian.

Cứ như vậy, anh Giang tiết kiệm được một lượng lớn thời gian để nghiên cứu về công việc của mình và phát triển bản thân. Anh ấy đã thi lấy nhiều loại chứng chỉ trong thời gian ngắn, đồng thời ở khoảng thời gian rảnh của mình anh ấy cũng đăng ký lớp học bồi dưỡng tiếng Anh tại nơi làm việc.

Anh Giang đã chi tiền, nhưng thu hoạch sau một năm của anh nhiều hơn số tiền anh đã bỏ ra để tiết kiệm thời gian.

Có một câu nói rất truyền cảm hứng: Suy nghĩ không thay đổi thì kết quả cũng không thay đổi. Luôn sống với tư duy của người nghèo, về cơ bản chúng ta sẽ rất khó để thoát nghèo. Tư duy của người giàu dạy cho chúng ta cách sử dụng nguồn tài nguyên tái sinh để đổi lấy nguồn tài nguyên không tái sinh.

Duy trì một kế hoạch quản lí thời gian

Khi bạn bắt đầu kế hoạch lấy lại vóc dáng, bạn thường được tư vấn rất nhiều về cách ăn uống và tập luyện. Cùng với đó, việc bạn cần làm là ghi chú lại tất cả những thứ bạn đã ăn trong ngày, lượng calo bạn đã hấp thụ và từ đó có chế độ tập luyện cho từng ngày.

Tương tự như vậy, các doanh nhân thành công cũng đưa ra những lời khuyên rằng bạn nên bắt đầu quá trình quản lí thời gian bằng việc lên kế hoạch và duy trì thực hiện nó. Hãy bắt đầu kiểm soát số thời gian bạn sử dụng và bạn đã dùng khoảng thời gian đó vào việc gì. Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy có chút nhàm chán khi lúc nào cũng phải làm việc theo một khung thời gian nhất định, nhưng đó là cách tốt nhất để bạn không còn phải đau đầu với câu hỏi: Tại sao một ngày lại trôi qua quá nhanh hay thời gian của bạn đã biến đi đâu trong khi bạn còn chưa thể làm được gì.

Dành thời gian tập thể dục buổi sáng

Richard Branson, tỷ phú nổi tiếng và vô cùng giàu có đã có lần chia sẻ rằng, anh thức dậy từ 5 giờ sáng để tập thể dục và chính những bài tập vào buổi sáng đã giúp anh có được động lực làm việc trong cả một ngày.

Việc tập thể dục vào buổi sáng sẽ giúp cho cơ thể giữ được vóc dáng cân đối và một bộ não linh hoạt trong suốt cả ngày, việc tập thể dục cũng sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, làm tăng các hoóc môn khiến tâm trạng của bạn tốt hơn và qua đó bạn cũng sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn.

Lên danh sách những việc cần làm mỗi ngày

Một phương pháp nhỏ nhưng sẽ giúp bạn nâng cao khả năng quản lí thời gian của mình vô cùng hiệu quả, đó chính là lên danh sách những việc cần làm mỗi ngày vào buổi sáng sau khi bạn thức dậy. Tất nhiên, sau khi đã hoàn thành xong công việc nào, hãy đánh dấu tích hoặc gạch chúng đi trong danh sách như một cách để ghi nhận những gì bạn đã hoàn thành trong ngày làm việc của mình. Những gì bạn cần chỉ đơn giản là một cuốn sổ nhỏ, một mảnh giấy hay đơn giản là nhật kí trên điện thoại, và bạn có thể bắt đầu lên kế hoạch cho mỗi ngày làm việc của mình một cách khoa học và hiệu quả hơn.

Tập trung vào năng lực cốt lõi của bản thân

Sẽ thật khó để làm những điều mà bạn không biết, và chúng ta đều chỉ giỏi ở một vài lĩnh vực nhất định. Hãy chắc chắn rằng khi bạn lên kế hoạch để quản lí thời gian của mình, thay vì thử sức với những việc làm mới mà bạn chưa bao giờ làm, hãy cố gắng để làm tốt hơn ở một vấn đề nào đó mà bạn đã biết từ trước. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là bạn không nên học hỏi những điều mới mẻ, mà là hãy làm những công việc mới khi nào bạn có thời gian rảnh.

Sử dụng thời gian rảnh để lên kế hoạch cho việc nghỉ ngơi

Arianna Huffington, tác giả và cũng là người khởi xướng việc nghỉ giữa giờ, cho rằng việc dành thời gian cho những bữa ăn nhẹ giúp nâng cao khả năng làm việc trong một khoảng thời gian dài và làm giảm căng thẳng.

Khi bạn có một khoảng thời gian rảnh rỗi, đừng phí phạm mà để nó trôi đi vô ích, hãy dùng nó vào những việc làm khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn bởi quản lí thời gian tốt nghĩa là bạn đồng thời quản lí được cả thời gian nghỉ ngơi của mình.

Lên kế hoạch cho những ngày cuối tuần

Nick Huzar, người sáng lập và điều hành OfferUp, sử dụng ngày chủ nhật của mình để tập trung vào phát triển bản thân và cả công việc mà anh ấy làm. Khoảng thời gian anh ấy dùng để nghỉ ngơi cũng được sắp xếp trước đó cả tuần lễ.

Khi lên kế hoạch trước cho những việc bạn làm trong cả những ngày nghỉ, bạn sẽ không còn phải suy nghĩ xem hôm nay mình sẽ làm gì cho hết ngày, và tất nhiên là bạn sẽ không phải phí phạm thời gian quý giá của mình bất kể một phút giây nào. Khi bạn sẵn sàng cho cả một tuần tiếp đó, sẽ dễ dàng hơn để bạn có thể sắp xếp công việc và chủ động hơn trong việc giải quyết các vấn đề của mình.

                                                                      Nam Anh (T/h)

Tin nổi bật