Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Truyền thông quốc tế khen ngợi, giải mã công tác chống dịch Covid-19 của Việt Nam

(DS&PL) -

Theo truyền thông nước ngoài, một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả là nhờ mạng lưới thông tin tuyên truyền.

Theo truyền thông nước ngoài, một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả là nhờ mạng lưới thông tin tuyên truyền.

Khu vực trạm xét nghiệm nhanh được dựng lên ở khu vực quận Đống Đa, Hà Nội.  Ảnh: TTXVN

Trang Project Syndicate mới đây đã đăng tải bài viết: "Chiến lược chống Covid-19 hiệu quả với chi phí thấp tại Việt Nam".

Theo đó, kiểm soát biên giới chặt chẽ, các bộ phận y tế nhanh nhạy, nền tảng công nghệ và cả một bài hát rửa tay đã mang tới hiệu quả trong cuộc chiến chống Covid-19 tại Việt Nam. Quốc gia này đã tạo ra mô hình chống dịch mà các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác nên học theo.  

Khi dịch bệnh Covid-19 lây lan tới hàng loạt các quốc gia ở Nam bán cầu, chính phủ các nước cần học hỏi rất nhiều về cách tiếp cận của Việt Nam, theo Project Syndicate. Truyền thông rõ ràng, sự hợp tác giữa chính phủ - nhân dân, cùng với việc tận dụng công nghệ là những lý do chính giúp đất nước này có số ca nhiễm bệnh tương đối thấp.

Chính phủ Việt Nam đã siết chặt kiểm soát biên giới, đồng thời đặt các bệnh viện, các sở y tế địa phương trong tình trạng cảnh giác cao đối với các trường hợp viêm phổi mới, kể từ ngày 3/1 - trước khi có ca tử vong đầu tiên ở Trung Quốc và chỉ ba ngày sau khi xác nhận dịch bệnh ở đó. 

Các trường hợp đầu tiên của Việt Nam được ghi nhận vào ngày 23/1 và tình hình dường như được kiểm soát cho đến khi xuất hiện nhiều ca nhiễm mới do khách du lịch nước ngoài, người Việt đi du lịch và sinh viên trở về nước. Tuy nhiên, Việt Nam đã xử lý khủng hoảng tốt.

Mặc dù có biên giới chung với Trung Quốc và khối lượng thương mại song phương cao, tuy nhiên cho đến nay không ghi nhận bất kỳ ca tử vong nào và cũng chỉ có 268 ca mắc Covid-19. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á khác ghi nhận hàng nghìn ca nhiễm.

Theo báo Toàn cảnh Frankfurt (FAZ) của Đức, ngay ở giai đoạn đầu của dịch, Việt Nam đã thực hiện siết chặt biện pháp kiểm soát biên biên giới với Trung Quốc, cách ly những người có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 và tìm kiếm những người đã tiếp xúc trực tiếp (F1) với người bệnh, cho đến những người tiếp xúc với F1 (F2) và những người tiếp xúc với F2 (F3)...

Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên, sau Trung Quốc, cách ly toàn bộ một cộng đồng khoảng 10.000 người do có nhiều trường hợp nhiễm bệnh ở đây.

“Kinh nghiệm đối phó với các đại dịch trước đây, việc thực thi nghiêm ngặt các chính sách giãn cách xã hội từ sớm và hành động quyết liệt của các nhà lãnh đạo” đã giúp Việt Nam đạt được thành công trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, đài NPR (Mỹ) dẫn nhận định của các chuyên gia.

Foreign Policy cho biết chính phủ Việt Nam “rất minh bạch với người dân về cuộc khủng hoảng dịch bệnh”. Các bộ trưởng họp báo hàng ngày và các bài phát biểu được chiếu trên đài truyền hình quốc gia. Các nhà mạng gửi tin nhắn thường xuyên để cập nhật tình hình dịch bệnh cho người dân. Những cảnh báo về y tế của chính phủ Việt Nam thậm chí còn được dịch cho người nước ngoài.

Với 65% trong tổng số 96 triệu người dùng internet, các nhà mạng, các và các  kênh truyền thông xã hội (60% trên Facebook) đã chia sẻ thành công thông tin về loại virus mới này. 

Bên ngoài một khu cách ly tại Hà Nội ngày 10/3. Ảnh: Reuters

Khi tâm dịch chuyển sang châu Âu, chính phủ Việt Nam cũng chỉ đạo cách ly xã hội và triển khai một trong những chiến dịch cách ly lớn nhất thế giới đối với những người từ nước ngoài trở về.

Việt Nam cũng đóng cửa các trường học và các hoạt động kinh doanh không thiết yếu. Mặc dù là nước có thu nhập trung bình và ngân sách dành cho y tế chỉ bằng một phần nhỏ so với các nước phát triển khác, nhưng hệ thống y tế của Việt Nam dường như không bị quá tải. Việt Nam thậm chí còn quyên tặng vật tư y tế cho các nước châu Âu.

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng cho phép huy động nhanh chóng lực lượng nhân viên y tế và quân đội tham gia chống dịch. Các y bác sĩ và y tá tận tình với công việc, trong khi những người lính nhường nơi sinh hoạt của họ để làm khu vực cách ly. Đặc biệt, khác với những nơi khác, hầu như không có sự nghi ngờ gì về số người nhiễm Covid-19 chính thức tại Việt Nam, theo FAZ.

"Cách ly những đối tượng tiếp xúc với người nhiễm Covid-19 và những ai trở về từ vùng dịch là một chiến lược quan trọng, đặc biệt là khi người mắc có khả năng lây bệnh cho người khác ngay khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng hoặc vẫn trong thời gian ủ bệnh", Reuters đã dẫn lời khen từ chuyên gia Todd Pollack tại Đại học Y Harvard . 

Trang mạng của tờ Financial Times (Thời báo Tài chính) chuyên về tin tức tài chính và kinh doanh ở Anh và quốc tế cũng đã đăng bài ca ngợi nỗ lực của Việt Nam nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19.

Financial Times gọi đây là cuộc tổng tấn công chống Covid-19 của Việt Nam và là mô hình dập dịch chi phí thấp.

"Việt Nam đã cho thấy mô hình dập dịch bệnh ở một quốc gia có nguồn lực hạn chế, nhưng đứng đầu là những lãnh đạo đầy quyết tâm", trích dẫn bài viết, đồng thời khẳng định câu chuyện thành công của Việt Nam trong cuộc chiến chống dịch cũng phải kể đến sự chung tay của đội ngũ y, bác sĩ và Quân đội.

Mộc Miên (Theo NPR, Project Syndicate)

Tin nổi bật