Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc tăng phúc lợi giữ người lao động không về quê ăn Tết, nhà ga, sân bay vắng hoe

(DS&PL) -

Hằng năm, hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc sẽ di chuyển về quê ăn Tết Nguyên đán. Song năm nay nay, nhiều người chọn ở lại và ăn Tết một mình.

Hằng năm, hàng trăm triệu người lao động Trung Quốc sẽ di chuyển về quê ăn Tết Nguyên đán. Song năm nay nay, nhiều người chọn ở lại và ăn Tết một mình.

Các lệnh hạn chế di chuyển khiến hàng triệu người lao động ở Trung Quốc phải ở lại thành phố khi Tết Nguyên đán gần kề. Ảnh: Xinhua.

Hơn 100 triệu lao động Trung Quốc năm nay bỏ truyền thống về quê ăn Tết, ở lại thành phố lớn và trung tâm sản xuất do đại dịch COVID-19.

Đây là kết quả điều tra vừa được nước này công bố ngày 5/2 sau khi chính quyền các địa phương kêu gọi người lao động hạn chế di chuyển trong dip Tết nhằm ngăn chặn SARS-CoV-2 lây lan trong cộng đồng.

Thời điểm này trong năm, Trung Quốc thường chứng kiến hầu hết 280 triệu lao động nhập cư từ nông thôn cùng hàng triệu lao động sống xa nhà, trở về đoàn tụ gia đình, đón Tết Nguyên đán.

Tuy nhiên, khi đại dịch COVID-19 lây lan nhanh chóng trong những ngày nghỉ Tết năm ngoái, nhiều công nhân bị mắc kẹt tại quê nhà trong nhiều tháng và buộc phải cách ly khi được trở lại thành phố sau đó. Thực trạng này đã khiến các nhà máy bị tê liệt, sản xuất công nghiệp giảm mạnh và công nhân mất thu nhập trong nhiều tuần.

Các công ty thường sẽ trả thêm thù lao cho người tăng ca dịp nghỉ lễ. Tuy nhiên, Tết năm nay chính quyền địa phương và các công ty dự kiến sẽ triển khai nhiều chính sách hấp dẫn hơn để giữ chân người lao động.

Những ưu đãi mà các địa phương đề xuất bao gồm trả thêm tiền lương, phần thưởng, các hoạt động giải trí, miễn phí tiệc gặp mặt đêm Giao thừa và sắp xếp lịch nghỉ bù.

Anh Lý, một đại diện cho lớp cổ cồn trắng đánh giá từ bản thân cho rằng, tốp lao động thu nhập cao đa phần đều đã ổn định cuộc sống tại chỗ, có chỗ ở và gia đình, cùng con cái hoặc thậm chí bố mẹ đang sinh sống cùng nhau, nên việc ăn Tết tại chỗ không ảnh hưởng quá lớn tới kỳ nghỉ.

Song đối với tầng lớp lao động nông thôn ra thành thị, đa số đều có nhu cầu về quê ăn Tết, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, nhóm lao động này đa phần quyết định ở lại bởi những chính sách hợp tình hợp lý từ doanh nghiệp chủ quản và chính quyền địa phương.

Nhiều nhà ga, trạm chờ vắng khách đáng kinh ngạc.

Một công ty hóa chất ở Chiết Giang tiết lộ cho giới truyền thông rằng 85% công nhân của họ có kế hoạch ở lại thành phố trong năm nay. Các ưu đãi giành cho công nhân ở lại bao gồm mức lương gấp đôi theo giờ và phần thưởng thêm 500 nhân dân tệ (77 USD) nếu làm toàn thời gian trong kỳ nghỉ Tết.

Công ty quản lý chuỗi cung ứng Ái Trạch ở thành phố Thượng Hải cũng thực thi nhiều biện pháp đảm bảo cuộc sống của lao động ở lại. Ông Diêu Lôi, Phó Tổng giám đốc công ty nói: “Chúng tôi sẽ phát lì xì, thưởng Tết đặc biệt cho họ, đồng thời đảm bảo thật tốt việc ăn uống của những lao động ở lại công ty, để họ mặc dù không thể về nhà, nhưng vẫn có hương vị Tết.”

Chị Mễ Tiểu Lan, một công nhân ở thành phố Hạ Môn chia sẻ: “Chỉ riêng phúc lợi tôi đã được hơn 2.500 tệ (khoảng 9 triệu đồng Việt Nam). Nếu cộng thêm phần làm ngoài giờ, thu nhập của tôi tăng thêm hơn 4.000 tệ (hơn 14 triệu đồng Việt Nam).”

Wang Zhishen, một công nhân đang làm việc tại một nhà máy container ở thành phố Đông Hoản, chia sẻ có thể anh sẽ ở lại đây nếu nhà máy vẫn hoạt động. Trước đó, anh đã mua vé tàu về quê ở tỉnh Cam Túc, cách đó 2.000 km. “Nếu không may bị nhiễm virus trên đường trở về nhà thì sao? Sau đó cả gia đình bạn có thể bị lây. Nếu nhà máy của tôi không đóng cửa trong kỳ nghỉ lễ, tôi nghĩ tôi sẽ ở lại Đông Hoản. Sẽ rất rủi ro nếu về nhà”, anh Wang cho hay.

Một người lao động bận rộn khuân vác hành lý cá nhân ra khỏi trạm xe lửa ở Bắc Kinh. Ảnh: AP.

Không chỉ các doanh nghiệp, nhiều địa phương của Trung Quốc cũng đưa ra các chính sách ưu đãi với người lao động xa nhà ở lại đón Tết. Thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang tặng phiếu mua hàng trị giá 500 nhân dân tệ (khoảng 1,8 triệu đồng Việt Nam), miễn phí xe buýt, chỗ đỗ xe và vé vào các điểm du lịch, kêu gọi chủ nhà trọ giảm 1/2 tiền thuê nhà... cho lao động ngoại tỉnh vào dịp Tết. Hay như thành phố Hàng Châu, cũng thuộc tỉnh Chiết Giang phát cho mỗi người ở lại thuộc diện này 1000 nhân dân tệ tiền mặt (khoảng 3,6 triệu đồng Việt Nam) để ăn Tết.

Chính quyền thành phố Thiên Tân còn hỗ trợ doanh nghiệp phát cho mỗi nhân viên xa nhà ở lại 300 nhân dân tệ (hơn 1 triệu đồng Việt Nam), mỗi doanh nghiệp được hỗ trợ tối ta 300.000 nhân dân tệ (hơn 1 tỷ đồng Việt Nam).

Ngày 14/1, giới chức y tế nước này cho biết, số ca mắc COVID-19 mới hàng ngày tăng cao nhất trong hơn 10 tháng khi các ca COVID-19 mới ở tỉnh Hắc Long Giang ở phía Đông Bắc tăng gần gấp 3 lần. Có 28 triệu người đã được cách ly tại nhà ở các tỉnh phía Bắc.

Tuy nhiên, đối với một số lao động, đặc biệt là những người không có ông chủ hào phóng đề xuất tăng lương, phần thưởng và và đảm bảo công việc trong kỳ nghỉ lễ, việc đoàn tụ với gia đình vẫn đáng để mạo hiểm.

Tại ga tàu hỏa Bắc Kinh, một người lao động nhập cư 64 tuổi họ Wang, đang làm công nhân xây dựng ở thủ đô, vội vã chen chân lên tàu để về quê thuộc tỉnh Sơn Đông trước nguy cơ quê ông bị phong tỏa.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật