Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trung Quốc ghi nhận dịch virus mới, đã có 35 người lây nhiễm

(DS&PL) -

Một loại virus Henipavirus có nguồn gốc động vật mới có thể lây nhiễm sang người đã được phát hiện ở ỉnh Sơn Đông và Hà Nam, miền Trung Trung Quốc.

Theo một bài đăng trên Tạp chí Y học New England (NEJM), các nhà khoa học Trung Quốc và Singapore cho biết một loại virus Henipavirus có nguồn gốc động vật mới có thể lây nhiễm sang người đã được phát hiện ở tỉnh Sơn Đông và Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Đến nay, đã có 35 trường hợp được xác định mắc virus này.

Virus Henipavirus này đã được tìm thấy trong dịch họng của các bệnh nhân bị sốt ở miền Trung Trung Quốc có tiền sử tiếp xúc với động vật gần đây. Các học giả tham gia nghiên cứu chỉ ra rằng loại virus mới được phát hiện này, có thể lây nhiễm từ động vật, có liên quan đến một số trường hợp sốt. Những người bị nhiễm virus có các triệu chứng bao gồm sốt, mệt mỏi, ho, chán ăn, đau cơ và buồn nôn.

Một loại Henipavirus có nguồn gốc động vật mới được phát hiện ở tỉnh Sơn Đông và Hà Nam (Trung Quốc). Ảnh: Thepaper.cn

Henipavirus là một trong những virus gây bệnh động vật ở châu Á - Thái Bình Dương. Trong đó, tờ thepaper.cn có trụ sở tại Thượng Hải lưu ý rằng cả virus Hendra (HeV) và virus Nipah (NiV) từ chi này đều lây nhiễm sang người qua trung gian là dơi. 

Dữ liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết Henipavirus có thể gây bệnh nghiêm trọng cả  cho động vật và con người. Virus này đã được phân loại là virus an toàn sinh học cấp độ 4 với tỷ lệ tử vong từ 40-75%, con số này cao hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong do SARS-CoV-2. 

Tuy nhiên, hiện chưa có vaccine cũng như thuốc điều trị cho Henipavirus. Phương pháp điều trị duy nhất đối với người mắc virus này là chăm sóc và kiểm soát các biến chứng.

Wang Linfa, Giáo sư thuộc Chương trình Các bệnh truyền nhiễm mới tại Trường Y Duke-NUS, người tham gia nghiên cứu, chỉ ra đây là điều đáng báo động vì có nhiều loại virus tồn tại trong tự nhiên có thể gây kết quả khó lường khi chúng lây nhiễm sang người.

Cho đến nay vẫn chưa tìm thấy sự phân nhóm đáng kể theo không gian hoặc thời gian của loại Henipavirus mới được phát hiện, có nghĩa là việc virus lây nhiễm từ người sang người vẫn chưa được chứng minh, mặc dù các báo cáo trước đây đã chỉ ra rằng virus này có thể lây truyền từ người sang người.

Ông Wang Xinyu, Phó bác sĩ trưởng khoa Bệnh truyền nhiễm của Bệnh viện Huashan trực thuộc Đại học Fudan chỉ ra: "COVID-19 sẽ không phải là bệnh truyền nhiễm cuối cùng gây ra đại dịch trên toàn thế giới, vì các bệnh truyền nhiễm mới sẽ ngày càng có tác động lớn hơn đến cuộc sống hàng ngày của con người". 

Ông Wang nhận xét điều quan trọng cần nhấn mạnh là phạm vi của loại bệnh này không nên chỉ giới hạn trong các bệnh ở người, mà cần được xem xét trong bối cảnh rộng lớn hơn. Đồng thời, ông lưu ý rằng khái niệm "một sức khỏe" được một số tổ chức quốc tế đề xuất trong thời gian gần đây là một gợi ý và phương pháp cân bằng bền vững và tối ưu hóa sức khỏe của con người, động vật và hệ sinh thái.

Minh Hạnh (Theo Global Times) 

Tin nổi bật