Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Trộm đột nhập "cuỗm" nhiều tài sản của gia chủ lúc rạng sáng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Thấy nhà mở toang cửa, nhiều đồ đạc bị lục lọi, nữ gia chủ cùng người thân tá hỏa đi kiểm tra thì phát hiện nhiều tài sản không cánh mà bay.

(ĐSPL) - Thấy nhà mở toang cửa, nhiều đồ đạc bị lục lọi, nữ gia chủ cùng người thân tá hỏa đi kiểm tra thì phát hiện nhiều tài sản không cánh mà bay. 

Báo Công an TP.HCM cho hay, một vụ trộm vừa xảy ra rạng sáng ngày 1/12, tại nhà số 619 Kinh Dương Vương (P.An Lạc, Q.Bình Tân, TP.HCM) do bà Võ Thị Kim Tiếng, (68 tuổi), làm chủ.

Khoảng 4 giờ, bà Tiếng thức dậy thì thấy đồ đạc trong phòng ngủ của mình bị lục tung. Hoảng hồn, bà chạy xuống tầng trệt phát hiện cửa nhà bị mở toang.

Phòng ngủ của bà Tiếng bị trộm lục tung - Ảnh Công an TP.HCM.

Sau khi sự việc xảy ra, Công an Q.Bình Tân có mặt khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai các nhân chứng. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện một xe máy cũ BS: 76X6 – 2792 và một sợi dây dù dài khoảng 20m nằm cách nhà bà Tiếng 2 căn, nghi do bọn trộm để lại.

Công an kiểm tra xe máy nghi do bọn trộm để lại - Ảnh Công an TP.HCM.

Báo Trí thức trẻ thông tin thêm, bà Tiếng cho biết, tài sản bị mất gồm: 2 ĐTDĐ, 1 Ipad, 2 xe máy nhãn hiệu Exciter cùng nhiều tiền mặt... Ngôi nhà của bà Tiếng gồm 1 trệt, 1 lầu, phía trước nhà kinh doanh đồ inox và đêm có 4 nam nhân viên ngủ tại đây.

Bà nghi ngờ kẻ trộm đột nhập vào nhà mình thông qua công trình đang xây dựng kế bên. Rồi vào mở cửa nhà bếp tiến vào trong căn nhà lục lọi lấy tài sản, tẩu thoát bằng cửa trước.

Theo phản ánh của người dân địa phương, thời gian gần đây có nhiều nhà dân bị trộm đột nhập lấy tài sản gây tâm lý hoang mang.

Hiện Công an đang tiến hành điều tra làm rõ vụ việc.

Điều 138: Bộ Luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung ngày 19/06/2009 thì tội trộm cắp tài sản được quy định như sau:

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

A) Có tổ chức;

B) Có tính chất chuyên nghiệp;

C) Tái phạm nguy hiểm;

D) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

Đ) Hành hung để tẩu thoát;

E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

G) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

B) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

A) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

B) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật