Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

TP HCM: Tội phạm sử dụng vũ khí nóng diễn biến phức tạp

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Các băng nhóm sẵn sàng sử dụng hung khí để đối phó với lực lượng chức năng, hoặc dằn mặt đàn em và thanh trừ lẫn nhau để tranh giành lợi ích.

(ĐSPL) - Các băng nhóm sẵn sàng sử dụng hung khí để đối phó với lực lượng chức năng, hoặc dằn mặt đàn em và thanh trừ lẫn nhau để tranh giành lợi ích.

Tri thức trực tuyến đưa tin, sáng 5/12, phát biểu tại hội nghị về phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ do Tổng cục cảnh sát (Bộ Công an) tổ chức, đại tá Trần Đức Tài, Phó giám đốc Công an TP HCM cho biết, tội phạm hình sự ở địa bàn thường chuẩn bị sẵn vũ khí, công cụ hỗ trợ để thực hiện các hành vi Giết người, Cướp tài sản, Cố ý gây thương tích…

Các băng nhóm từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung hoạt động tại thành phố sẵn sàng sử dụng hung khí để thanh toán, thanh tranh trừ lẫn nhau để tranh giành lợi ích. Ngoài ra, tội phạm ma túy ở TP HCM cũng hay sử dụng trái phép vũ khí quân dụng để đối phó với lực lượng chức năng, hoặc dằn mặt đàn em và người của các đường dây ma túy khác.

Lực lượng chức năng phát hiện lô súng vận chuyển qua đường hàng không. Ảnh: Hải quan TP HCM cung cấp.

Trong các vụ án ma túy khám phá năm 2016, Công an TP HCM đã thu 39 khẩu súng, 384 viên đạn cùng nhiều công cụ hỗ trợ, vũ khí thô sơ.

"Khó khăn lớn nhất trong đấu tranh với tội phạm liên quan đến vũ khí là việc những đối tượng này lợi dụng mạng Internet để liên lạc mua bán, hướng dẫn sản xuất, sử dụng súng và vật liệt nổ", lãnh đạo Công an TP HCM cho hay.

Theo tin từ báo Công an nhân dân, cùng ngày, tại Hà Nội, Tổng cục Cảnh sát đã tổ chức Hội nghị tăng cường công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo; buôn lậu, gian lận thương mại, an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2016, các đơn vị đã phát hiện, bắt giữ 579 vụ tàng trữ, vận chuyển, sản xuất vũ khí trái phép, bắt 926 đối tượng, làm 32 người chết và 208 người bị thương.

Về công tác quản lý, sử dụng pháo, đã phát hiện, bắt giữ 847 vụ, 993 đối tượng, thu 21.578,2kg pháo các loại. Đối với công tác phòng, chống tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, các lực lượng chức năng toàn quốc đã phát hiện, xử lý 172 nghìn vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, truy thu 13 nghìn tỷ đồng vào ngân sách Nhà nước.

Theo quy định tại Điều 234 Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009, Tội vi phạm quy định về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được quy định như sau:

1. Người nào vi phạm quy định về quản lý việc sản xuất, sửa chữa, trang bị, sử dụng, bảo quản, lưu giữ, vận chuyển, mua bán vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Theo quy định tại Điều 235 Bộ luật Hình sự, Tội thiếu trách nhiệm trong việc giữ vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây hậu quả nghiêm trọng được quy định như sau:

1. Người nào được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ mà thiếu trách nhiệm để người khác sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

(tổng hợp)

Tin nổi bật