Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

TP HCM cho phép đổi công nghệ xử lý rác tại Đa Phước

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Để hạn chế việc chôn lấp tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, UBND TP HCM đồng ý cho công ty thay đổi công nghệ.

(ĐSPL) - Để hạn chế việc chôn lấp tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, UBND TP HCM đồng ý cho công ty thay đổi công nghệ.

Theo tin trên Tri thức trực tuyến, Văn phòng UBND TP HCM vừa có văn bản thông báo chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Thành Phong sau cuộc làm việc với Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS).

UBND TP HCM đồng ý cho công ty của ông David Dương thay đổi công nghệ mới theo hướng hạn chế chôn lấp tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.

UBND cũng đề nghị VWS lập đề án cụ thể, gửi các sở ngành nghiên cứu, tham mưu, đề xuất, trình Uỷ ban xem xét, trên cơ sở đảm bảo chặt chẽ về pháp lý, quy hoạch, khoa học công nghệ và môi trường.

Bãi rác Đa Phước là "thủ phạm" gây mùi hôi ở Nam Sài Gòn vào tháng 8 và tháng 9 vừa qua. Ảnh: Tiến Tuấn.

Sở Tài nguyên - Môi trường được giao chuẩn bị nội dung để thành phố làm việc với UBND tỉnh Long An về tiến độ đầu tư xây dựng, quản lý, điều hành, công nghệ xử lý, phương thức vận chuyển chất thải rắn về Khu công nghệ môi trường xanh thuộc tỉnh này. Đây là nơi tiếp nhận toàn bộ rác của TP HCM (cũng do VWS làm) từ năm 2020.

Tri thức trực tuyến đưa tin, Chủ tịch Nguyễn Thành Phong cũng giao Cục Thuế thành phố tham mưu, đề xuất, trình UBND TP báo cáo Bộ Tài chính về việc không xử phạt vi phạm hành chính đối với số tiền truy thu thuế giá trị gia tăng đã được hoàn và tiền phạt chậm nộp của Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS).

Trước đó, VWS đã có văn bản trình UBND TP HCM về việc điều chỉnh quy hoạch Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước. Trong đó, VWS đề xuất đầu tư nhà máy đốt rác với công suất dự kiến 1.500 tấn rác/ngày nhằm giảm bớt khối lượng chôn lập mà không cần chờ chương trình phân loại rác tại nguồn của thành phố.

Được biết, khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (còn gọi là bãi rác Đa Phước) chính thức đi vào hoạt động vào năm 2007 do Việt kiều Mỹ David Dương đầu tư. Tại thời điểm đó, nhà đầu tư cam kết sử dụng công nghệ hiện đại nhằm tái chế và làm phân compost.

Tuy nhiên, gần 10 năm sau, bãi rác Đa Phước vẫn áp dụng công nghệ chôn lấp rác hợp vệ sinh. Bãi rác này cũng bị coi là “thủ phạm” gây ra sự cố mùi hôi ở khu vực quận 7 và Nhà Bè trong tháng 8 và tháng 9 vừa qua.

Điều 236 (Bộ LHS 2015). Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại

1. Người nào có thẩm quyền mà cho phép chôn, lấp, đổ, thải trái quy định của pháp luật chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy từ 5.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;

b) Có tổ chức;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc trường hợp chất thải nguy hại thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy 10.000 kilôgam trở lên; chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ - phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

(tổng hợp)

Tin nổi bật