Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tổng thống Zelensky nhận tin "sét đánh ngang tai", Ukraine đối mặt "cơn ác mộng phòng không" giữa lúc nguy cấp

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Ukraine đang rơi vào tình thế nguy cấp khi thiếu hụt nghiêm trọng tên lửa đánh chặn cho các hệ thống phòng không.

Tờ Le Monde đưa tin, Lực lượng vũ trang Ukraine đang rơi vào tình thế nguy cấp do lượng tên lửa dành cho hệ thống tên lửa phòng không (SAM) SAMP/T mà Ý và Pháp cung cấp đã cạn kiệt.

Theo các nguồn tin quân sự, hai hệ thống SAMP/T được Pháp và Ý chuyển giao cho Ukraine vào năm 2023 gần như không thể hoạt động do thiếu tên lửa Aster-30.

Hệ thống SAMP/T. Ảnh: Getty

Bên cạnh đó, việc thiếu nguồn cung cấp đạn dược cho Crotale SAM mà Pháp viện trợ vào năm 2022 đã làm suy yếu thêm khả năng phòng không của Ukraine, đặc biệt là trước sự gia tăng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của Nga.

Trước đó, tờ Corriere della Sera cho biết, Ukraine đã đề xuất Ý và Pháp cung cấp ít nhất 50 tên lửa Aster-30 cho hệ thống SAMP-T. Tuy nhiên, kho dự trữ của Ý đang ở mức cảnh báo. Pháp có kho dự trữ lớn hơn, song cũng phải đối mặt với một số hạn chế nhất định.

SAMP/T là hệ thống tên lửa phòng không của Pháp và Ý, được thiết kế để chống lại máy bay chiến đấu máy bay không người lái cũng như tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Một khẩu đội SAMP/T hoàn chỉnh bao gồm: Xe phóng, tên lửa Aster-30 và một bộ điều khiển hỏa lực dựa trên radar quét điện tử đa chức năng Arabel. Các phần tử của hệ thống SAMP/T được gắn trên xe tải Astra Iveco của Ý và Renault Kerax 8x8 của Pháp.

Sức mạnh của SAMP/T nằm ở 8 ống phóng được trang bị tên lửa đánh chặn tầm xa nhiên liệu rắn hai tầng Aster-30. Tên lửa có chiều dài 4,9 m; với trọng lượng 510 kg trong đó khối lượng đầu đạn của nó nặng 20 kg.

Aster-30 có thể tiêu diệt máy bay ở cự ly từ 3 - 100 km và tên lửa đạn đạo ở cự ly từ 3 - 25 km, với độ cao lên đến 25 km, tốc độ bay tối đa của tên lửa đạt 1.400 m/s.

Trong một diễn biến khác liên quan, các hệ thống phòng không Patriot do Mỹ thiết kế đang gặp khó khăn trong việc đối phó với công nghệ tên lửa tiên tiến của Nga.

Ukraine từ lâu đã ca ngợi MIM-104 Patriot như một phần thiết yếu trong kho vũ khí của mình kể từ khi hệ thống đầu tiên được triển khai vào tháng 4/2023. Tuy nhiên, ông Ignat thừa nhận với tờ Le Monde của Pháp rằng hệ thống này đang bộc lộ những giới hạn nghiêm trọng khi đối mặt với vũ khí của Nga.

“Các tên lửa Iskander thực hiện các thao tác né tránh trong giai đoạn cuối, khiến tính toán quỹ đạo của Patriot bị vô hiệu hóa”, ông nói. “Ngoài ra, Iskander có thể thả mồi nhử để đánh lừa tên lửa Patriot”.

Hệ thống phòng không Patriot. Ảnh: Reuters

Tính đến tháng 5, Ukraine được cho là đang có sáu hệ thống Patriot đang hoạt động, chủ yếu do Mỹ và Đức viện trợ, cùng các thành phần bổ sung từ Hà Lan và Romania.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky  đây đề xuất các nước châu Âu tài trợ để mua thêm 10 hệ thống nữa cho Ukraine, với tổng chi phí lên tới 15 tỷ USD. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ đề xuất này vì cho là phi thực tế.

Ukraine hiện đang đối mặt với tình trạng cạn kiệt tên lửa đánh chặn dành cho các hệ thống phòng thủ, trong khi lực lượng Nga ngày càng thích nghi với các biện pháp phản công bằng cách điều chỉnh chiến thuật sử dụng máy bay không người lái.

Quân đội Ukraine gần đây cũng tăng cường các đợt tấn công bằng drone vào Nga, chuyển từ các cuộc tập kích ban đêm sang phóng liên tục suốt cả ngày. Bước đi này diễn ra trong bối cảnh Mỹ gây sức ép ngày càng lớn buộc Kiev tiếp tục đàm phán hòa bình trực tiếp với Moscow.  

Tin nổi bật