Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tổng thống Macron cảnh báo Ukraine phải đợi hàng thập kỷ để vào EU, kêu gọi thành lập cộng đồng châu Âu mới

(DS&PL) -

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói Liên minh châu Âu (EU) "không phải là cấu trúc duy nhất của lục địa".

Phát biểu 2 ngày sau khi tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ thứ 2, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã kêu gọi thực hiện một suy nghĩ lớn hơn về tương lai châu Âu, nói rằng xung đột tại Ukraine đã cho thấy sự cần thiết của một "quá trình phản ánh lịch sử".

Theo đó, ông chủ Điện Elysée đề xuất về "một cộng đồng chính trị châu Âu, một tổ chức châu Âu mới cho phép các quốc gia tuân thủ theo giá trị để tìm kiếm một không gian mới cho hợp tác chính trị". Đồng thời, tổng thống Pháp cũng liệt kê một số vấn đề mà cộng đồng mới sẽ tập trung giải quyết bao gồm an ninh, năng lượng, giao thông, đầu tư cơ sở hạ tầng và di chuyển xuyên biên giới, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Getty

Ông nói thêm rằng việc trở thành thành viên của tổ chức mới không có nghĩa là loại trừ khả năng gia nhập EU, ngược lại, tổ chức này có thể bao gồm cả "những người đã rời khỏi khối".

Phát biểu của ông Macron được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia EU đang tranh cãi về tốc độ xử lý đơn đăng ký gia nhập EU của Kyiv. Cuộc tranh cãi có thể đạt đến đỉnh điểm vào tháng 6, khi các nhà lãnh đạo EU quyết định có cấp tư cách ứng viên cho Ukraine hay không, một thủ tục thông thường phải mất nhiều năm. 

Được biết, Tổng thống Macron cho biết ông ủng hộ một việc đẩy nhanh phê duyệt tư cách ứng viên của Ukraine nhưng cảnh báo Ukraine sẽ phải đợi lâu nếu muốn vào EU. Sau khi trao tư cách ứng viên cho một nước, các quốc gia sẽ phải đàm phán về việc gia nhập và quá trình cải cách để đáp ứng các tiêu chí chính trị, kinh tế và luật pháp của EU.

Tổng thống Pháp chỉ ra: "Ngay cả khi chúng ta cho họ tư cách là quốc gia ứng cử viên vào ngày mai, tôi hy vọng chúng ta sẽ tiến tới việc gia nhập nhanh chóng, nhưng ngay cả khi chúng ta làm điều đó, tất cả chúng ta đều biết quá rõ quá trình gia nhập sẽ mất vài năm; trên thực tế, có lẽ sẽ mất vài thập kỷ. Và đó là sự thật trừ khi chúng tôi quyết định hạ thấp các tiêu chuẩn đối với thành viên muốn gia nhập và suy nghĩ lại về sự thống nhất của châu Âu, cũng như một phần các nguyên tắc mà chúng tôi nắm giữ".

Ông nhấn mạnh: "Liên minh châu Âu, với mức độ hội nhập và tham vọng, không phải câu trúc duy nhất của lục địa châu Âu trong ngắn hạn."

Bà Ursula von der Leyen, chủ tịch Ủy ban châu Âu, hiện đang ủng hộ việc xử lý nhanh chóng đơn đăng ký trở thành thành viên của Ukraine, với sự hỗ trợ của các quốc gia Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, các thành viên Tây Âu vẫn đang cảnh giác với việc cho phép Ukraine tiến hành nhanh chóng, vì lo ngại rằng Kyiv sẽ không có thời gian để hoàn thành các cải cách chính trị quan trọng, trong khi quá trình này sẽ gây ra căng thẳng với 6 quốc gia Tây Balkan vốn đang phải đợi nhiều năm để được gia nhập EU.

Bà Von der Leyen cho biết Ukraine đã gửi một tài liệu dài 5.000 trang cho Brussels để trả lời các câu hỏi về sự phù hợp của nước này trong việc gia nhập khối. Trong nhận xét nhằm về Ukraine tại một sự kiện ở nghị viện châu Âu để kỷ niệm Ngày châu Âu, bà nói: "Tương lai của châu Âu cũng là tương lai của bạn".

Trong bài phát biểu mới của mình khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ 2, Tổng thống Macron cũng đặt ra các mục tiêu, nói rằng châu Âu phải “"làm mọi thứ để đảm bảo rằng Ukraine sẽ tồn tại, Nga sẽ không bao giờ chiến thắng, để gìn giữ hòa bình trên phần còn lại của lục địa và tránh bất kỳ leo thang nào".

Ông nhán mạnh chỉ Ukraine mới có thể quyết định về các điều kiện đàm phán với Nga. Đồng thời, ông cũng cảnh báo EU không nên dàn xếp trừng phạt đối với Nga khi xung đột kết thúc. Ông chủ Điện Elysée nói: "Khi hòa bình trở lại trên đất châu Âu, chúng ta sẽ phải xây dựng các cân bằng an ninh mới và cùng nhau chúng ta không bao giờ được sa vào sự cám dỗ  hay mong muốn trả thù, bởi vì chúng ta đã biết về những thứ làm mất đi con đường dẫn đến hòa bình trong quá khứ". 

Minh Hạnh (Theo The Guardian)

Tin nổi bật