Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tòa phúc thẩm bác vụ kiện "chèn ép ứng viên gốc Á" của đại học Harvard

(DS&PL) -

Tòa phúc thẩm cho biết việc đại học Harvard xem xét vấn đề chủng tộc trong công tác tuyển sinh là hành động hợp pháp.

Tòa phúc thẩm cho biết việc đại học Harvard xem xét vấn đề chủng tộc trong công tác tuyển sinh là hành động hợp pháp.

NBC News đưa tin, hội đồng tòa phúc thẩm liên bang hôm 12/11 (giờ địa phương) tuyên bố việc đại học Harvard xem xét hạn chế chủng tộc trong công tác tuyển sinh là một nỗ lực hợp pháp nhằm đạt được sự đa dạng của sinh viên trong trường, đồng thời hành động này không vi phạm Hiến pháp.

Phán quyết của hai thẩm phán trong tòa phúc thẩm vòng 1 đã xóa bỏ nhận định của một nhóm ứng viên người Mỹ gốc Á cho rằng đại học Harvard phân biệt đối xử với họ trong việc tuyển sinh. Trước đó dưới thời Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions, họ cho rằng: "Người Mỹ gốc Á gặp bất lợi đáng kể trong chương trình tuyển sinh của Harvard so với những ứng viên thuộc các chủng tộc khác".

Các sinh viên đến thư viện Widener tại đại học Harvard. Ảnh: AP.

Vụ kiện đã được đệ trình vào năm 2014 và liên quan đến các cuộc đấu tranh của tòa án về việc đại học Harvard có nghĩa vụ tiết lộ về công tác tuyển sinh của trường. Mặc dù là một trường đại học tư thục nhưng vì Harvard nhận được nhiều tài trợ của liên bang, nên họ được yêu cầu phải tuân theo luật dân quyền liên bang cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc và các yếu tố khác.

Nhóm sinh viên cáo buộc đại học Harvard có tên "Students for Fair Admissions" do Edward Blum dẫn đầu. Anh cho biết mình thất vọng về phán quyết của phiên tòa phúc thẩm nhưng nói rằng "hy vọng của chúng tôi không hề bị mất đi".

Ông cho biết có khả năng sẽ kháng cáo vụ kiện lên Tòa án Tối cao, "nơi chúng tôi sẽ yêu cầu các thẩm phán chấm dứt các chính sách tuyển sinh dựa trên chủng tộc không công bằng và vi hiến này tại Harvard cũng như tất cả các trường cao đẳng và đại học".

Bích Thảo (Theo NBC News)

Tin nổi bật