Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 5/3: Mỹ định tấn công Syria lần 2 nhưng hủy ngay phút chót

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 5/3: Mỹ định tấn công Syria lần 2 nhưng hủy ngay phút chót; Chuyên gia cảnh báo hậu quả nếu tàu ngầm Mỹ tấn công chiến hạm Nga;...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 5/3: Mỹ định tấn công Syria lần 2 nhưng hủy ngay phút chót; Chuyên gia cảnh báo hậu quả nếu tàu ngầm Mỹ tấn công chiến hạm Nga;...

Mỹ định tấn công Syria lần 2 nhưng hủy ngay phút chót

Tổng thống Mỹ Joe Biden hủy lệnh tấn công Syria lần 2 vào phút chót. Ảnh minh họa

Tờ Wall Streed Journal ngày 5/3 đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã mất tới 10 ngày cân nhắc mới quyết định hạ lệnh cho bộ Quốc phòng thực hiện không kích vào 2 mục tiêu bên trong lãnh thổ Syria hôm 26/2.

Theo Wall Streed Journal, ông Biden đã nói chuyện suốt 1 giờ đồng hồ với nhiều quan chức trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, nhằm thảo luận về những rủi ro, hậu quả ngoại giao có thể xảy ra. Các quan chức đã đề xuất nhiều mục tiêu nhưng ông Biden chỉ chọn 2.

Tuy nhiên, chỉ trước thời điểm dội bom khoảng 30 phút, một trợ lý của ông đã thông báo khẩn cấp rằng, trinh sát tại hiện trường báo tin tại 1 trong những mục tiêu nằm trong kế hoạch có phụ nữ cùng nhiều trẻ em.

Ngay phút chót, ông Biden lập tức huỷ lệnh tấn công địa điểm này và chỉ tấn công mục tiêu đầu tiên bằng chiến cơ F-15E.

Wall Streed Journal nhận định, chi tiết trên một lần nữa cho thấy cách đưa ra quyết định có phương pháp mà chính quyền ông Biden sử dụng khi thực hiện cuộc tấn công nhằm cân bằng những lợi ích đang cạnh tranh tại Trung Đông.

Chủ đích là gửi tín hiệu tới Iran về phản ứng của Nhà Trắng trước vụ tấn công bằng rocket nhằm vào liên quân do Mỹ dẫn đầu tại Iraq chứ không có ý muốn gây sát thương, làm leo thang căng thẳng với Iran.

Chuyên gia cảnh báo hậu quả nếu tàu ngầm Mỹ tấn công chiến hạm Nga

Chiến hạm Nga tại Syria. Ảnh: Top War

“Mỹ sẽ không thể phát động hành động quân sự toàn diện ở Syria. Nếu cố gắng, họ sẽ phải đối mặt đòn trả đũa từ hàng không và hải quân Nga”, Đại tá Konstantin Sivkov, chuyên gia quân sự, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Tên lửa và Pháo binh Nga nêu quan điểm trong cuộc nói chuyện với trang Public News Service.

Trước đó, có thông tin cho rằng tàu ngầm tấn công của hải quân Mỹ - chiếc USS John Warner đã sẵn sàng đánh chìm tàu chiến ​​Nga ở ngoài khơi Syria vào tháng 4/2018.

Theo nguồn tin này, tàu ngầm hạt nhân Mỹ có thể bắt đầu tung đòn tấn công nếu Quân đội Nga thực hiện ít nhất một số phản ứng nhất định trước cuộc không kích của Mỹ vào Syria, cụ thể là cản trở hoạt động quân sự trên.

Tuy nhiên, chuyên gia Konstantin Sivkov lưu ý rằng khả năng rất cao là tàu ngầm Mỹ sẽ bị phá hủy nếu họ cố gắng gây nhiễu hay tấn công các tàu chiến của hải quân Nga.

“Tàu ngầm Mỹ có thể tấn công bằng ngư lôi với tầm bắn hiệu quả khoảng 30 km hoặc bằng tên lửa hành trình UGM-84 Harpoon, tầm bắn của chúng là khoảng 200 km. Trong một đợt tấn công, con tàu có thể sử dụng không quá 3 - 4 tên lửa. Những đòn đánh như vậy sẽ dễ dàng bị các tàu mặt nước đã có sự chuẩn bị đẩy lùi", ông Sivkov phân tích.

Chuyên gia quân sự Nga nói thêm rằng, nếu những tàu mục tiêu bị động thì không thể đẩy lùi một cuộc tấn công bằng tên lửa hoặc ngư lôi từ đối phương, tuy nhiên khi đó tàu ngầm Mỹ đang bị chú ý và nó sẽ bị tiêu diệt bởi hoàn toàn không có khả năng tự vệ.

"Không có cơ sở cho hành động bất ngờ từ tàu ngầm Mỹ . Sẽ có một cuộc phản công từ hải quân Nga. Một số tàu của chúng tôi ở đó, chắc chắn họ sẽ phản công và tiêu diệt tàu ngầm đối phương với xác suất rất cao”, Đại tá Sivkov cảnh báo.

Israel tố Iran xả dầu gây ô nhiễm bờ biển nghiêm trọng nhất lịch sử

Một nhóm binh sĩ Israel đang thu dọn quanh vùng bờ biển bị sự cố tràn dầu làm ô nhiễm. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, Bộ trưởng Bộ Bảo vệ Môi trường Israel Gila Gamliel cho biết vụ tràn dầu xảy ra tại bờ biển nước này đến từ một tàu chở dầu lậu từ Iran đến Syria vào tháng trước.

Bà Gamliel nói với các phóng viên rằng, tàu chở dầu trên, được cho là có tên gọi Emerald và cắm cờ Panama, đã đi qua Vùng Vịnh và Biển Đỏ nhưng không bật vô tuyến liên lạc. Con tàu chỉ bật lại các thiết bị theo dõi trước khi đi qua Kênh đào Suez của Ai Cập.

Tàu Emerald sau đó lại tắt các thiết bị theo dõi một lần nữa trước khi đi vào vùng biển của Israel ở phía đông Địa Trung Hải, và được cho là đã thực hiện hành vi xả dầu xuống vùng biển này trong khoảng thời gian từ ngày 1 đến 2/2 vừa qua.

Theo AP, hơn 90% đường bờ biển giáp Địa Trung Hải, với chiều dài khoảng 120 cây số của Israel, đã bị bao phủ trong khoảng 1000 tấn hắc ín do sự cố tràn dầu trên, gây ra một trong những thảm họa sinh thái tồi tệ nhất trong lịch sử nước này. Bộ trưởng Gila Gamliel cho rằng, vụ việc là một hành động "khủng bố môi trường" có chủ ý, và khẳng định "sẽ khởi kiện để đòi Iran bồi thường cho tất cả công dân Israel".

Giới chức Tehran, cũng như Phái đoàn của Iran tại Liên Hợp Quốc, hiện chưa đưa ra bình luận trước những cáo buộc này.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật