Israel mạo hiểm "chơi núp bóng" với máy bay Nga
Sáng 28/12, các máy bay chiến đấu F-16 của Israel, nấp sau một máy bay vận tải quân sự Il-76D của Nga, đang chuẩn bị hạ cánh xuống căn cứ không quân Khmeimim. Hành động này của máy bay Israel "cực kỳ nguy hiểm", vì khi lực lượng phòng không Syria đánh trả, sẽ rất dễ bắn trúng máy bay vận tải của Nga.
Máy bay chiến đấu Israel "núp" sau máy bay vận tải Nga để tấn công Syria. Ảnh minh họa
Hai chiếc máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Israel này, từ hướng Biển Địa Trung Hải, chứ không bay qua biên giới Syria – Israel, sau đó đã phóng 4 tên lửa dẫn đường vào các mục tiêu ở cảng Latakia của Syria.
Cuộc tấn công của Israel đã gây ra thiệt hại nhỏ về vật chất cho cơ sở hạ tầng cảng Latakia.
Theo truyền thông Nga, chiếc máy bay vận tải của Nga, đã “vô tình” chặn hệ thống phòng không của Syria, đánh trả máy bay chiến đấu F-16 của Israel.
Hành động bay “núp bóng” các máy bay vận tải, để che dấu tín hiệu radar của các máy bay chiến đấu, hoặc lợi dụng những máy bay dân sự làm “chiếc khiên” che đỡ, khiến lực lượng phòng không của đối phương dù phát hiện ra, nhưng không dám đánh trả, sợ bắn nhầm vào máy bay dân dụng. Đây là hành động cực kỳ “láu cá và nguy hiểm” của Không quân Israel.
Trước đó, trong trường hợp tương tự, một máy bay trinh sát Il-20 của Nga đã bị phòng không Syria bắn rơi; phía Nga nghiêm khắc cảnh báo Israel về việc không thể tái phạm những tình huống như vậy. Tuy nhiên, Không quân Israel đã phớt lờ điều này và này suýt dẫn đến hậu quả thương tâm mới.
Liên quân do Mỹ dẫn đầu kết thúc sứ mệnh ở Iraq
Ngày 29/12, Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi xác nhận, sứ mệnh chiến đấu của lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu tại quốc gia Trung Đông này đã kết thúc sau khi các lực lượng rút quân.
Trên tài khoản mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi nêu rõ: "Sứ mệnh chiến đấu của liên quân quốc tế đã kết thúc, tất cả các thiết bị chiến đấu đã được đưa ra khỏi Iraq".
Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi. Ảnh: Kurd Press
Theo nhà lãnh đạo Iraq, vai trò hiện nay của liên quân này chỉ còn hạn chế với nhiệm vụ cố vấn và hỗ trợ, phù hợp với đối thoại chiến lược.
Từ năm 2014, lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu bắt đầu sứ mệnh nhằm đánh bật tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng khỏi các khu vực chiếm đóng tại Iraq và Syria. Kể từ năm 2020, Mỹ duy trì khoảng 2.500 binh sĩ tại Iraq.
Theo các quan chức phương Tây, phần lớn lực lượng này trên thực tế nhiều khi chỉ tham gia hoạt động huấn luyện và cố vấn.
Ngày 5/1/2020, Quốc hội Iraq đã thông qua nghị quyết yêu cầu chính phủ chấm dứt sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài tại Iraq.
Vào tháng 7/2021, Washington và Baghdad đã tổ chức cuộc đối thoại chiến lược, trong đó hai nước nhất trí rút toàn bộ lực lượng chiến đấu của Mỹ khỏi Iraq trước ngày 31/12.
Cũng liên quan tình hình tại Iraq, cùng ngày, quân đội nước này cho biết các lực lượng an ninh vừa tiêu diệt 5 tay súng IS trong một chiến dịch an ninh kéo dài 3 ngày tại tỉnh Diyala, miền Đông Iraq.
Trong chiến dịch này, lực lượng an ninh cũng đã thu giữ được nhiều vũ khí và thiết bị của lực lượng phiến quân.
Hoa Vũ (T/h)