Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 26/5/2021: Nga điều tàu tuần dương tên lửa "kèm" tàu sân bay Anh

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Trung Đông mới nhất ngày 26/5: Nga điều tàu tuần dương tên lửa Moscow "kèm" tàu sân bay Anh; Âm mưu khủng bố hóa học trước thềm bầu cử ở Syria;...

Nga điều tàu tuần dương tên lửa Moscow "kèm" tàu sân bay Anh

Tàu sân bay Queen Elizabeth. Ảnh: Aiva-pro

Theo Avia-pro, nhóm tác chiến tàu sân bay Queen Elizabeth đang trên đường áp sát vùng biển Syria.

Queen Elizabeth hiện cũng là tàu sân bay mới nhất, hiện đại nhất và đắt đỏ nhất của Anh. Việc đưa tàu sân bay này tới các điểm nóng trên thế giới, nằm trong nỗ lực mở rộng tầm ảnh hưởng, quay lại thời hoàng kim của hải quân London.

Ngay sau khi nhận tin, Hải quân Nga đã cử tàu tuần dương tên lửa Moscow áp sát nhóm tác chiến tàu sân bay của Anh. Theo lịch trình, rất có thể nhóm tác chiến tàu sân bay Anh sẽ áp sát một cảng quân sự của Nga ở vùng biển này.

Ở thời điểm hiện tại, tuần dương hạm tên lửa Moscow của Nga vẫn còn đang ở biển Đen. Tuy nhiên, nó có thể bắt đầu hành trình dài hơi ngay lập tức, để kịp thời áp sát nhóm tàu sân bay Anh.

Giới quan sát quân sự Nga cho biết, London sẽ phải "hoảng hốt" khi phát hiện tàu tuần dương tên lửa của Nga di chuyển ngay cạnh nhóm tàu sân bay này ở khoảng cách chỉ vài kilomets.

Theo luật hàng hải, các tàu chiến hoàn toàn có quyền di chuyển sát cạnh đối phương ở vùng biển quốc tế, miễn đảm bảo khoảng cách an toàn để tránh va chạm.

Tuần dương hạm tên lửa Moscow. Ảnh: Avia-pro

Tuần dương hạm tên lửa Moscow được đóng theo Đề án 1164 Atlant từ năm 1976. Đây là một trong số ít các tàu chiến trên thế giới, tới nay vẫn được xếp vào lớp tuần dương hạm.

Tàu có độ giãn nước 12.500 tấn, chiều dài 186 mét, lườn rộng 20,8 mét, mớm nước 8,4 mét và có tầm hoạt động 19.000 km.

Vũ khí trên tàu tuần dương tên lửa Moscow đủ sức giúp nó đối đầu với mọi tàu sân bay hiện nay. Cụ thể, tuần dương hạm này được trang bị 2 khẩu hải pháo 140mm, 16 ống phóng tên lửa chống hạm P-500, 64 ống phóng tên lửa đối không S-300F, 40 ống phóng SR RAM, 1 pháo 130mm đa dụng, 6 pháo cao tốc AK-630 và 10 ống phóng ngư lôi.

Ngoài ra, tuần dương hạm tên lửa Moscow của Nga còn có một sàn đáp trực thăng, cho phép nó mang theo một trực thăng Ka-25 hoặc Ka-27 để tăng hiệu quả săn ngầm.

Âm mưu khủng bố hóa học trước thềm bầu cử ở Syria

Nga phát hiện khủng bố âm mưu tấn công hóa học trước thềm bầu cử Tổng thống Syria. Ảnh minh họa

Các phần tử khủng bố đang âm mưu tiến hành những hành động khiêu khích sử dụng chất độc tại tỉnh Idlib trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Syria ngày 26/5 (giờ địa phương).

Đây là thông tin mà Thiếu tướng hải quân Alexander Karpov, Phó Giám đốc Trung tâm hòa giải các bên đối địch tại Syria thuộc Bộ Quốc phòng Nga, đưa ra trong ngày 23/5.

Theo Tướng Karpov, Trung tâm của ông đã nhận được thông tin rằng, các tay súng thuộc nhóm Hay'at Tahrir al-Sham âm mưu tiến hành các hành động khiêu khích có sử dụng chất độc tại tỉnh Idlib, miền Tây Syria.

Theo đó, ngày 23/5, các phần tử khủng bố, cùng với các nhân viên nhân đạo giả mạo thuộc lực lượng Mũ bảo hiểm Trắng đã vận chuyển 6 thùng chứa chất độc (có thể là clo) trên 2 xe tải tới khu vực Jisr al-Shughur.

Ông Karpov nêu rõ: "Theo thông tin của chúng tôi, các chiến binh đang âm mưu tiến hành một vụ tấn công hóa học trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Syria và lợi dụng hậu quả từ vụ tấn công như thương vong trong dân thường, để cáo buộc các lực lượng chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học chống dân thường".

Mỹ cam kết hỗ trợ tái thiết Gaza

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AP

Trong chuyến thăm tới Trung Đông ngày 25/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã cam kết huy động hỗ trợ nhằm tái thiết Gaza như một phần của các nỗ lực nhằm thúc đẩy một lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hồi giáo vũ trang Hamas - đang kiểm soát Gaza.

Trong một tuyên bố đưa ra sau cuộc gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Jerusalem, Ngoại trưởng Blinken nhấn mạnh Washington hiểu để có thể ngăn chặn bạo lực quay trở lại, cần phải giải quyết một loạt vấn đề và thách thức, bắt đầu từ việc giải quyết tình hình nhân đạo nghiêm trọng ở Gaza cũng như việc khởi động tiến trình tái thiết.

Theo ông, Mỹ sẽ nỗ lực huy động sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với nỗ lực này, cũng như sẽ tự đưa ra các khoản đóng góp đáng kể, dự kiến sẽ được công bố sau trong ngày 25/5. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ cũng nêu rõ Hamas sẽ không được hưởng lợi từ việc hỗ trợ tái thiết.

Ông Blinken cũng thừa nhận sẽ rất khó để Israel và Palestine xây dựng lại lòng tin sau cuộc xung đột ở Gaza và bất ổn ở Bờ Tây. Ông khẳng định "còn rất nhiều khó khăn phía trước để khôi phục hy vọng, tôn trọng và sự tin tưởng" giữa các cộng đồng, song "đã có giải pháp" vì vậy tất cả các bên cần nỗ lực nhằm bảo đảm hòa bình và cải thiện cuộc sống của người dân Israel và Palestine.

Về phần mình, chính quyền Israel cho biết đã lần đầu tiên cho phép vận chuyển nhiên liệu, thuốc men và thực phẩm dành riêng cho lĩnh vực tư nhân ở Gaza kể từ khi xảy ra cuộc xung đột hôm 10/5. Tuy nhiên, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cảnh báo sẽ đáp trả nếu Hamas vi phạm thỏa thuận ngừng bắn.

Theo kế hoạch, trong chuyến công du Trung Đông lần này, cũng trong ngày 25/5, Ngoại trưởng Blinken sẽ gặp Tổng thống chính quyền Palestine Mahmoud Abbas tại Ramallah ở khu Bờ Tây bị chiếm đóng và sẽ tới thăm Cairo (Ai Cập) và Amman (Jordan).

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật