Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 2/10: Nga-Syria lại dội bão lửa xuống khủng bố IS

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 2/10: Nga-Syria lại dội bão lửa xuống khủng bố IS; Nhìn lại sự hiện diện của Nga tại Syria sau 5 năm;...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 2/10: Nga-Syria lại dội bão lửa xuống khủng bố IS; Nhìn lại sự hiện diện của Nga tại Syria sau 5 năm;...

Nga-Syria lại dội bão lửa xuống khủng bố IS

Nga - Syria liên tục không kích vào căn cứ của khủng bố IS những ngày qua. Ảnh minh họa

Theo Al Masdar News, các chiến đấu cơ Syria và Nga đã mở đợt không kích dữ dội nhằm vào căn cứ của khủng bố IS ở vùng Badiya al-Sham hôm 30/9.

Cụ thể, cuộc không kích nhắm vào khu vực Sukhnah, nơi các tay súng phiến quân IS liên tục tiến hành những cuộc tấn công gần thành phố sa mạc này và thậm chí mở rộng về phía bắc đến tỉnh Raqqa.

"Lực lượng Không quân Syria và Nga sau đó dội bom xuống nhiều sào huyệt của khủng bố IS tại khu vực nằm giữa Sukhnah và Al-Rusafa, gây tổn thất nặng nề cho hệ thống phòng thủ của bọn chúng", AMN đưa tin.

Được biết, Không quân Nga và Syria nhiều lần tấn công các căn cứ của tổ chức khủng bố IS trong khu vực Badiya al-Sham nhằm làm suy yếu sức mạnh của bọn chúng cũng như loại bọ những tay súng thánh chiến còn ẩn náu trong khu vực.

Trước đó, ngày 25/9, chiến đấu cơ Nga và Syria cũng phá hủy nhiều căn cứ của nhóm khủng bố IS ở miền trung Syria. Được biết, những căn cứ này là nơi phiến quân cất giữ vũ khí, trang thiết bị hậu cần của bọn chúng.

Nhìn lại sự hiện diện của Nga tại Syria sau 5 năm

Các chiến đấu cơ Nga có thể bay núp bóng các máy bay cỡ lớn để tới Syria. Ảnh minh họa

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết trong một cuộc phỏng vấn với báo Krasnaya Zvezda rằng, trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria [thông báo chính thức là vào ngày 30/9/2015], nhóm quân sự của Nga đã được thành lập cực kỳ bí mật ở Syria

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, hoạt động quân sự của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga (VKS) tại Syria theo thỏa thuận với Damascus bắt đầu vào ngày 30 tháng 9 năm 2015.

Theo ông, vào đầu chiến dịch, một nhóm quân đã được bí mật thành lập tại căn cứ không quân Hmeymim, bao gồm 50 máy bay hiện đại và được nâng cấp (34 máy bay và 16 trực thăng), cũng như các đơn vị tác chiến, hậu cần, an ninh và Lực lượng Tác chiến Đặc biệt.

Bài báo của Bộ trưởng trên tờ Krasnaya Zvezda nói rõ rằng, hàng chục thiết bị, hàng trăm quân nhân, cũng như một kho vũ khí lớn đã nhanh chóng được triển khai ở cách nước Nga một khoảng cách xa hơn 2.500 km, đồng thời tuân thủ các biện pháp ngụy trang chưa từng có.

Theo Bộ trưởng, sự xuất hiện của "một đội hình hùng hậu như vậy "ở khoảng cách xa lãnh thổ Nga" mà không ai hay biết đã gây ra sự kinh ngạc cho nhiều người.

Ông nói thêm rằng, bên cạnh vũ khí, trang bị và các nhóm quân, các cố vấn quân sự của Nga cũng đồng thời được cử đến tất cả các cơ quan chỉ huy và kiểm soát quân sự của quân đội Syria, lên đến cấp tiểu đoàn.

Nhà lãnh đạo quân đội Nga nói thêm rằng, trong các chiến dịch quân sự ở Syria, có tới 90% phi công và 60% thủy thủ của Nga đã thu được kinh nghiệm chiến đấu thực tế.

Ông Shoigu cũng cho biết rằng, bên cạnh đó, rất nhiều loại vũ khí, trang bị Nga đã được thử lửa chiến trường Syria. Sau khi đánh giá hiệu quả hoạt động của những loại vũ khí phương tiện này ở Syria, Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định mua thêm máy bay ném bom Su-34 và tiêm kích đa năng Su-30SM, cũng như trực thăng tấn công Mi-28N và Ka-52.

Đã 5 năm trôi qua, nhưng việc quân đội Nga bất ngờ hiện diện ở Syria vẫn là sự kiện thú vị, đáng quan tâm theo dõi, bởi nó có tính chất tương tự như sự kiện “lính lạ” bất ngờ xuất hiện ở bán đảo Crimea (lúc đó vận thuộc Ukraine), hồi tháng 2/2014.

Quân đội Nga tại Syria. Ảnh minh họa

Vào ngày 20/9/2015, vệ tinh Mỹ bất ngờ phát hiện gần 30 chiến đấu cơ của Nga, bao gồm tiêm kích đa năng Su-30SM, máy bay ném bom tiền tuyến Su-24M, Su-34, cường kích Su-25 và trực thăng tấn công Mi-24, trực thăng vận tải/tấn công Mi-8 xếp hàng tại sân bay Latakia của Syria.

Tuy nhiên, ngay từ cuối tháng 8/2015, giới truyền thông đã đưa tin về “những người lính lạ và thiết bị lạ” ở Syria. Sau đó, đến khoảng ngày 20/9, lại tiếp tục xuất hiện “những chiếc máy bay lạ”, mà trong đó, có cả những chiếc máy bay ném bom rất dễ nhận biết là Su-34 của Nga.

Theo nhận định của trang mạng quốc phòng Réseau International của Pháp sau đó, hầu hết các máy bay Nga được triển khai sang Syria thuộc biên chế của hai lữ đoàn không quân 387 và 368 ở căn cứ Budynnovsk, vùng Stavropol của Nga, cách sân bay Latakia tới 2.400 km.

Réseau International dẫn phân tích của các chuyên gia quân sự cho rằng, các chiến đấu cơ của Nga đã đi đường vòng, bỏ qua không phận Azerbaijan, bay qua không phận quốc tế trên biển Caspian, vào không phận Iran và Iraq để tới Syria. Nhận định này trùng với tin đưa của Interfax vào thời điểm đó.

Theo nguồn tin của Interfax ngày 01/10/2015, các chiến đấu cơ của Nga tới Latakia cùng thời điểm nước này đang tiến hành cuộc tập trận quân sự quy mô lớn mang tên "Center-2015" và cuộc tập trận đột xuất của Quân khu Trung tâm. Nga đã lấy cuộc tập trận này làm "màn che mắt" để đưa chiến đấu cơ sang Syria.

Cụ thể, nguồn tin cho biết, bốn chiến đấu cơ đa năng Su-30SM ngày 18/9 đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Hmeymim ở tỉnh Latakia, sau khi sử dụng “chiến thuật núp bóng” máy bay vận tải quân sự Il-76 và An-124, qua không phận các nước Azerbaijan, Iran và Iraq để tới Syria.

Hàng chục máy bay chiến đấu khác, trong đó có 6 máy bay ném bom tiền tuyến Su-34, máy bay cường kích Su-25, máy bay tiêm kích bom Su-24… đã đến Syria bằng con đường vòng, bỏ qua không phận Azerbaijan, bay qua không phận quốc tế ở biển Caspian, vào lãnh thổ Iran và Iraq để tới Syria.

Những chiếc máy bay này gồm nhiều loại khác nhau (trực thăng, máy bay ném bom, máy bay cường kích…), với kích thước khác nhau, vận tốc khác nhau (tiêm kích siêu âm, cường kích dưới âm, trực thăng bay chậm…), phạm vi hành trình khác nhau (có và không gắn thùng dầu phụ), độ cao bay khác nhau (cường kích và trực thăng bay thấp hơn tiêm kích và máy bay ném bom).

Những chiếc máy bay này đã tắt thiết bị nhận biết địch-ta, lắp các pod tác chiến điện tử cơ động. Thiết bị này đã chế áp toàn bộ các radar chủ động, gây nhiễu toàn bộ dải tần hoạt động của radar trong khu vực, giúp máy bay Nga vượt quãng đường dài gần 2500km tới Syria mà không ai hay biết.

Việc điều động vài chục máy bay các loại bay hàng nghìn km qua không phận của 3 nước mà vệ tinh, radar trinh sát của Mỹ và đồng minh trong khu vực không hề phát hiện ra cho thấy đây là một chiến công thần kỳ, tưởng chừng không ai có thể làm được trong chiến tranh hiện đại.

Mỹ cho hàng loạt cá nhân và thực thể ủng hộ chính phủ Syria vào "danh sách đen"

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. Ảnh: New York Times

Chính phủ Mỹ ngày 30/9 đã liệt vào danh sách đen một loạt các cá nhân và thực thể bị cáo buộc đã giúp đỡ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Cụ thể, Mỹ đã quyết định trừng phạt 13 thực thể và 6 cá nhân do đã giúp đỡ chính quyền của Tổng thống Xiri Bashar al-Assad.

Danh sách trừng phạt bao gồm Thống đốc ngân hàng Trung ương Syria, giám đốc cục tình báo Syria và bộ Du lịch Syria.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ bao gồm phong tỏa các tài sản ở Mỹ của các cá nhân và thực thể này, đồng thời cấm người dân Mỹ được giao thương với họ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhấn mạnh, Mỹ sẽ tiếp tục sử dụng toàn bộ các công cụ và quyền hạn của mình để nhắm tới các nguồn tài chính cung cấp cho chính phủ Syria.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cảnh báo rằng, việc nhắm tới các quan chức, chỉ huy quân sự và lãnh đạo doanh nghiệp tham nhũng sẽ không dừng lại, cho tới khi chính quyền Tổng thống Assad ngừng chiến dịch bạo lực chống lại người dân Syria; nghiêm túc thực hiện nghị quyết 2254 của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật