Nga đã tốn bao tiền cho chiến trường Syria?
Theo hãng tin 163, sau khi cuộc nội chiến Syria nổ ra vào năm 2011, Nga đã giúp đỡ các lực lượng chính phủ trong cuộc chiến này theo yêu cầu của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Nga đã không nhận được bất kỳ khoản thanh toán trực tiếp nào từ người Syria (dù khả năng có những lợi ích gián tiếp và phi kinh tế ở đây) và chắc chắn đã phải gánh chịu những khoản chi phí đáng kể.
Quân đội Nga ở Syria. Ảnh minh họa
Nga chính thức “nhập cuộc” vào chiến trường Syria vào tháng 9/2015. Trên thực tế, đây là lần đầu tiên trong thời kỳ hậu Xô Viết, Nga tham gia vào các hoạt động thù địch ở nước ngoài với quy mô lớn đến mức sự tham gia của nước này có tác động lớn đến diễn biến của toàn bộ cuộc chiến và kết quả của nó.
Cụ thể, 63.000 binh sĩ đã tham gia vào các hoạt động khác nhau, trong đó có gần 26.000 sĩ quan. Cùng với đó là hơn 30 máy bay và hơn 20 máy bay trực thăng của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, với hơn 40.000 phi vụ đã được thực hiện trong toàn bộ quá trình.
Trong số các thiết bị mặt đất, xe tăng T-90A và T-72B3, BTR-80 và 82, TOS-1A Solntsepyok, pháo Msta-B và Iskanders đều đã được sử dụng.
Ngoài ra, các tàu hải quân cũng được sử dụng tích cực, bao gồm tàu tuần dương chở máy bay Kuznetsov và tàu Kalipur để tấn công các mục tiêu mặt đất tầm xa.
Tất nhiên, những điều này đều phải trả giá.
Các chuyên gia ước tính rằng chỉ một chiến dịch "Kuznetsov" được tài trợ từ 1,5 đến 1,8 tỷ Rúp (khoảng 453 - 544 tỷ đồng). Ngoài ra, bế phóng máy bay của nó là khoảng 1,5 tỷ Rúp và chi phí của hai chiếc máy bay chiến đấu bị mất là 4,5 đến 6,7 tỷ Rúp (khoảng 1.361 - 1.421 tỷ đồng). Tổng cộng từ 7,5 đến 9,5 tỷ Rúp (2.268 - 2.873 tỷ đồng).
Các cuộc tấn công cỡ nòng cũng thường xuyên diễn ra với tổng cộng khoảng 70 đơn vị đã được bắn. Hiện chưa rõ chi phí chính xác của một tên lửa hành trình nhưng các phương tiện truyền thông cho rằng nó vào khoảng 900.000 USD cho mỗi tên lửa (hơn 20 tỷ đồng). Do đó, chi phí phóng vào khoảng 450-500 triệu Rúp (khoảng 120 - 151 tỷ đồng)
Đổi lại, ở một mức độ nào đó có thể coi các vụ phóng này là một cuộc thử nghiệm thực chiến, vì trước đó, tất cả các vụ phóng tương tự đều phục vụ mục đích huấn luyện.
Tổn thất vũ trang của Nga cũng rất đáng kể: Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi; Mi-8 (2 chiếc), Mi-35M (2 chiếc), trực thăng Mi-28, Mi-24, Ka-52, 11 máy bay không người lái, các máy bay Su-25, Su-30SM, An-26, Il-20 hay hai máy bay Su-33 và MiG-29 bị mất tích.
Số tiền máy bay bị mất ước tính vào khoảng từ 10 đến 14 tỷ Rúp (khoảng 3.000 - 4.200 tỷ đồng).
Các chuyên gia ước tính rằng chi phí vận chuyển hàng không quân sự là cao nhất lên tới 120 tỷ Rúp (hơn 36.000 tỷ đồng)
Theo các chuyên gia quân sự, một trận xuất kích dù ở cự ly gần cũng tiêu tốn khoảng 3,5 triệu Rúp, trong khi một chuyến bay đường dài có giá khoảng 5,5 triệu rúp.
Các chuyến bay đường dài của không quân Nga chiếm khoảng 20% tổng số chuyến bay.
Cuối cùng là chi phí nhân sự. Trợ cấp cho một ngày ở lại "công tác" là 700 Rúp mỗi người, cùng các khoản chi phi sinh hoạt mỗi ngày. Theo số liệu chính thức về quy mô của hàng ngũ khoảng 3 triệu người trong toàn bộ thời gian chiến dịch, chi phí nhân sự vào khoảng 13 tỷ Rúp.
Các chuyên gia nhận định, điều này có thể so sánh với một số cuộc tập trận quân sự quy mô lớn có sự tham gia của các lực lượng và phương tiện đáng kể. Tuy nhiên ở Syria, các đơn vị quân sự của Nga có được kinh nghiệm thực chiến, do đó người ta có thể nhìn nhận những khoản tiền khổng lồ trên theo một khía cạnh hoàn toàn khác ...
LHQ lạc quan về cuộc họp mới Ủy ban Hiến pháp Syria
Ông Geir Pedersen, Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ về Syria. Ảnh: Thenational
Ông Geir Pedersen, Đặc phái viên của Tổng thư ký LHQ về Syria, ngày 16/2 cho biết, ông lạc quan rằng cuộc họp Ủy ban Hiến pháp Syria phiên thứ 7 sẽ được tổ chức vào tháng 3 tới
Tuyên bố được đưa ra sau khi ông Pedersen hội đàm với Ngoại trưởng Syria Mekdad tại thủ đô Damascus của Syria cùng ngày.
Theo đặc phái viên về vấn đề Syria, tất cả các bên đã thống nhất về lịch trình cho 4 ngày đầu tiên của phiên họp mới. Ông sẽ tiếp tục thảo luận với đại diện của chính phủ Syria, phe đối lập và các bên khác, cuối cùng sẽ đưa ra lời mời cho tất cả các bên tham gia.
Vào ngày 22/10/2021, phiên thứ 6 với cuộc họp nhóm 5 ngày của Ủy ban Hiến pháp Syria đã kết thúc tại Geneva (Thụy Sĩ) và cuộc họp đã không đạt được các mục tiêu mong đợi.
Sau khi nội chiến nổ ra ở Syria vào năm 2011, Hội nghị Đối thoại Quốc gia Syria tổ chức tại Sochi (Nga) vào tháng 1/2018 đã quyết định thành lập Ủy ban Hiến pháp Syria gồm đại diện của chính phủ Syria, phe đối lập và xã hội dân sự, trở thành một bước quan trọng trong tiến trình hòa bình Syria.
Ủy ban Hiến pháp Syria chính thức được ra mắt tại Geneva vào ngày 30/10/2019, để bắt đầu công việc cải cách hiến pháp.
Hoa Vũ (Theo 163, Tân Hoa Xã)