Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/8: Nga đánh bom phá nát sào huyệt khủng bố ở Idlib

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 12/8: Nga đánh bom phá nát sào huyệt khủng bố ở Idlib; Chiến đấu cơ Nga tại Syria phải dùng GPS của Mỹ;...

Nga đánh bom phá nát sào huyệt khủng bố ở Idlib

Nga tấn công sào huyệt của khủng bố ở Idlib. Ảnh minh họa

Theo Prensa Latina ngày 10/8, lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã triển khai một cuộc tấn công nhằm vào các căn cứ của tổ chức khủng bố Junta, trước đây là Mặt trận al-Nousra, ở tỉnh Idlib, miền bắc Syria hôm qua.

Thông tin từ tờ Al-Watan cho biết, một căn cứ của nhóm khủng bố, vốn bị liệt vào danh sách tổ chức khủng bố quốc tế này đã bị phá hủy hoàn toàn ở thị trấn Seikh Baker và tất cả những kẻ cực đoan, khủng bố trú bên trong hầm trú ẩn của căn cứ đã bị tiêu diệt.

Một số vị trí có khủng bố trú ngụ khác như ở cao nguyên Al-Zawiah, phía Nam Idlib cũng là mục tiêu Nga nhắm đến trong các cuộc tấn công tương tự. Nhiều vũ khí của khủng bố đã bị vô hiệu hóa.

Theo truyền thông, mục đích chính của Nga khi triển khai các vụ đánh bom nhằm vào khủng bố này là nhằm gây áp lực với chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ trong việc thực hiện thỏa thuận đã ký với Moscow vào ngày 5/3/2020, trong đó quy định việc mở lại con đường M-4 giữa các tỉnh Latakia và Aleppo. Ngoài ra, theo thỏa thuận, Thổ Nhĩ Kỳ cũng phải loại bỏ sự hiện diện của những nhóm khủng bố mà nước này có trách nhiệm kiểm soát, tuy nhiên, đến nay Ankara vẫn chưa thực hiện được điều này.

Trong khi máy bay Nga oanh tạc, pháo binh của quân đội Syria đã tấn công vào những phần tử cực đoan cố thủ ở các thị trấn Kenfara, Fatira và Safouhen, gần với các khu vực do quân chính phủ kiểm soát.

Vào năm 2020, quân đội Syria đã giải phóng được 56% lãnh thổ của tỉnh Idlib, cách thủ đô Damascus 320 km về phía Bắc, nơi còn gần 50 diện tích do những kẻ khủng bố kiểm soát. Tại các khu vực do khủng bố kiểm soát, hàng trăm nghìn dân thường bất đắc dĩ phải làm lá chắn trong các đợt tấn công của khủng bố. Lệnh ngừng bắn ở khu vực này liên tục bị vi phạm.

Ngoài Idlib, máy bay phản lực của Nga cũng gia tăng các cuộc tấn công vào khu vực ở Aleppo khiến ba kẻ khủng bố thương vong.

Chiến đấu cơ Nga tại Syria phải dùng GPS của Mỹ

Chiến đấu cơ Nga ở Syria sử dụng định vị GPS của Mỹ. Ảnh: Reporter

Máy bay ném bom tiền tuyến Su-34 của Lực lượng Hàng không vũ trụ Nga trong quá trình hoạt động ở Syria và thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu họ đã sử dụng hệ thống định vị GPS của Mỹ thông qua thiết bị được lắp đặt thêm trong buồng lái.

Hôm 31/7 vừa qua, ông Viktor Alksnis, chính trị gia Nga đồng thời là cựu đại tá không quân, đã lần đầu tiên thông báo về điều này trên tài khoản Facebook cá nhân của mình.

Đại tá Alksnis đã hướng sự chú ý vào một bức ảnh xuất hiện trên mạng, cho thấy sản phẩm của công ty Mỹ Garmin Ltd, nhà sản xuất thiết bị định vị GPS, nằm trong buồng lái của chiến đấu cơ Nga.

"Có điều gì đó trong bức ảnh này đã khiến tôi cảnh giác. Tôi nhìn kỹ hơn và thấy một thiết bị ở phần trên của bức ảnh, không có cách nào để xác định đây là thiết bị gốc của máy bay”.

“Hơn nữa khí tài này được gắn vào bảng điều khiển bằng một chiếc kẹp màu đỏ cho thấy đây là thiết bị cấy ghép. Trong 25 năm phục vụ trong lực lượng Không quân, tôi chưa bao giờ thấy phương thức tích hợp thiết bị nào như vậy trên máy bay”.

“Đây không phải khí tài quân sự chuyên dụng mà là một thiết bị định vị vệ tinh du lịch bình thường, được bán ở bất kỳ cửa hàng điện tử nào", ông Alksnis lưu ý.

Các chuyên gia đã xác nhận rằng đây thực sự là một thiết bị định vị GPS thông thường của công ty Garmin và phi công Nga đã lắp chúng vào máy bay chiến đấu nhằm đề phòng trường hợp hệ thống định vị GLONASS của họ bị trục trặc.

Đại diện Công ty Garmin cho biết, thiết bị định vị GPS do mình sản xuất cung cấp cho phi công dữ liệu vị trí chính xác ngay cả trong những đám mây dày đặc hoặc trong các hẻm núi sâu, các phương tiện truyền thông kết luận.

Lưu ý rằng hình ảnh nói trên được cho là chụp năm 2016 trên bầu trời Raqqa, tại thời điểm chiếc oanh tạc cơ Su-34 Fulback sử dụng bom dẫn đường KAB-500Kr nhằm vào mục tiêu tại địa điểm gần cây cầu bắc qua sông Euphrates.

Khi đó trong buồng lái của chiếc chiến đấu cơ Nga đã ghi nhận việc sử dụng đồng thời hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ song song với thiết bị của Nga.

Theo nhiều chuyên gia, trong trường hợp tương tự thì các phi công Mỹ cũng sẽ làm như vậy nếu rơi vào những địa điểm trong tầm phủ sóng của các hệ thống tác chiến điện tử và mất tín hiệu vệ tinh GPS.

Khi đó họ sẽ dùng hệ thống định vị GLONASS của Nga và Bắc Đẩu của Trung Quốc như một biện pháp dự phòng. Hơn nữa không ai cảm thấy phiền lòng khi phải làm như vậy, đây là chuyện bình thường, bởi vì sự an toàn của phi công là trên hết.

Trong bức ảnh chụp hệ thống định vị GPS của Mỹ trong buồng lái chiếc Su-34, chưa rõ tình trạng hoạt động của hệ thống GLONASS và thực chất chiếc oanh tạc cơ này đang phải dựa vào thiết bị nào.

Nhưng điều này cũng đặt ra câu hỏi về việc tại sao lại phải bổ sung thiết bị GPS nói trên, bởi khu vực hoạt động của Su-34 vẫn được thông báo là nằm hoàn toàn trong vùng kiểm soát của Nga, tức là đối phương khó lòng gây nhiễu điện tử.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật