Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 10/4: Phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ hứng "mưa bom" từ Nga

(DS&PL) -

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 10/4: Phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ hứng "mưa bom" từ Nga; Nga tăng tầm đánh cho Ka-52 lên 12km;...

Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 10/4: Phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ hứng "mưa bom" từ Nga; Nga tăng tầm đánh cho Ka-52 lên 12km;...

Phiến quân thân Thổ Nhĩ Kỳ hứng "mưa bom" từ Nga

Máy bay ném bom Su-24 của Nga. Ảnh: ITN

Theo Bulgarian Military, sáng sớm ngày 9/3, lực lượng hàng không vũ trụ Nga đã triển khai hàng loạt vụ không kích nhằm vào các đơn vị thân Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.

Các nguồn tin cho hay, các cuộc không kích quy mô lớn đã diễn ra ở Idlib nhằm vào các trại huấn luyện những kẻ khủng bố Hayat Tahrir al-Sham.

Truyền thông Nga cho biết quân đội nước này đã sử dụng máy bay ném bom Su-24 và Su-34 để tấn công. Thông tin từ thực địa cho thấy hình ảnh hiện trường sau những cuộc không kích.

Người dân bản địa khẳng định lực lượng Nga đã phá hủy các vũ khí, thiết bị trong trại huấn luyện. Nga dự kiến ​​sẽ tiếp tục không kích trong ngày mai.

Những tuần gần đây, các lực lượng thân Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng cường các cuộc tấn công nhằm vào quân đội Ả Rập Syria ở nhiều khu vực khác nhau của Idlib. Các chuyên gia cho biết, các cuộc không kích của Nga nhằm đáp trả các cuộc tấn công này.

Nga tăng tầm đánh cho Ka-52 lên 12km

Trực thăng diệt tăng Ka-52 của Nga. Ảnh: Defensenews

Để tăng hiệu quả tác chiến cũng như đảm bảo an toàn cho Ka-52, Không quân Nga quyết định trang bị cho dòng trực thăng này phiên bản tên lửa Vikhr-1.

Lô tên lửa Vikhr-1 vừa được Tập đoàn Kalashnikov chuyển giao cho Không quân Nga để trang bị cho phi đội trực thăng tấn công Ka-52 tại Syria và một số khu vực khác.

Số vũ khí này nằm trong bản hợp đồng được ký kết trước đó và dự kiến sẽ được bàn giao vào cuối năm 2021, tuy nhiên nhà sản xuất Nga đã hoàn thành hợp đồng trước thời hạn.

Theo Đại tá Viktor Murakhovski thuộc Không quân Nga, loại tên lửa này được thiết kế để trang bị cho chiến đấu cơ, đặc biệt cho Su-25, Su-24 và máy bay trực thăng tấn công thế hệ mới Ka-52.

Như vậy, Ka-52 đã chính thức được trang bị phiên bản mới của Vikhr-1 có sức mạnh và tầm tấn công 12km, hơn hẳn phiên bản tiêu chuẩn đạt 8km.

Ngoài ra, Vikhr-1 hoạt động trên nguyên lý "bắn và quên", tức là nhà điều hành hoặc phi công phụ trách dẫn đường hoa tiêu cần phải phát hiện và bám bắt mục tiêu, rồi bấm nút, và sau đó tất cả mọi thứ diễn ra tự động.

Với việc được trang bị tên lửa Vikhr-1, trực thăng Ka-52 của Nga trở nên đáng sợ hơn bất cứ lúc nào và trở thành cơn ác mộng với các nhóm phiến quân tại Syria.

Bởi Ka-52 được phát triển dựa trên Ka-50, Kа-52 có thể tiêu diệt phương tiện bọc thép và không bọc thép, mục tiêu bay chậm, cả ban ngày lẫn ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

Iran vẫn bán dầu cho Syria bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ

Iran vẫn bán dầu cho Syria. Ảnh minh họa

Theo Middle East Monitor, một lô hàng trị giá 3,5 triệu thùng do Iran gửi, đang trên đường đến bờ biển Syria, để giảm bớt tình trạng thiếu nhiên liệu ở nước này. Tuy nhiên, đoàn tàu chở dầu này đã bị trì hoãn do kênh đào Suez bị tắc nghẽn từ ngày 23/3 - 3/4.

Ngoài ra, 4 tàu chở dầu khác của Iran sẽ được hộ tống bởi các tàu của Nga để đảm bảo vận chuyển đến cảng Baniyas của Syria.

Việc xuất khẩu dầu này diễn ra trong bối cảnh Syria đang khủng hoảng. Kể từ ngày 28/3, chính phủ Damascus đã ra lệnh cấp phát nhiên liệu theo hạn mức ở tất cả các vùng lãnh thổ mà họ quản lý.

Kể từ khi bắt đầu chiến tranh, Syria đã mất quyền kiểm soát ngành dầu mỏ của chính mình. Các khu vực dầu mỏ nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng người Kurd, được quân đội Mỹ hỗ trợ.

Theo Roozbeh Zomorodian, cố vấn Iran về các vấn đề dầu khí với các công ty quốc tế, những hoạt động xuất khẩu dầu của Iran tới Syria không phải là mới, chúng đáp ứng "một mệnh lệnh kinh tế và địa chính trị".

“Bất chấp sức ép và lệnh trừng phạt của quốc tế, Iran vẫn tiếp tục xuất khẩu khoảng 70.000 thùng dầu thô mỗi ngày sang Syria. Phần lớn hàng xuất khẩu cho đến nay đều đi qua Kênh đào Suez mà không có Hoa Kỳ hoặc Ai Cập áp đặt bất kỳ hạn chế hoặc phản ứng nào”, ông Zomorodian nói với Sputnik.

Tuy nhiên, mọi thứ không phải là dễ dàng. Trong vài tháng nay, căng thẳng giữa Tel Aviv và Tehran cũng đang bùng phát trên biển. Ngày 6/4, một con tàu của Iran đã bị hư hại bởi một quả thủy lôi ngoài khơi bờ biển Djibouti.

Theo một tuyên bố chính thức từ Saïd Khatibzadeh, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iran, "vụ tai nạn không gây ra nạn nhân nào và các cuộc điều tra kỹ thuật đang được tiến hành để xác định hoàn cảnh và nguồn gốc vụ tấn công này". Bất chấp mọi thứ, Iran đang cố gắng hỗ trợ đồng minh Syria.

Hoa Vũ (T/h)

Tin nổi bật