Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống ngày 22/1: Thủ phạm khiến ổ bụng bé gái chứa đầy răng và tóc

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 22/1/2021. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 22/1/2021 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 22/1/2021. Cập nhật tin đời sống mới nhất ngày 22/1/2021 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Thủ phạm khiến ổ bụng bé gái chứa đầy răng và tóc

Hình minh họa.

Các bác sĩ tại khoa Phẫu trị - Xạ trị và Y học hạt nhân, bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa phẫu thuật cắt bỏ khối u quái sau phúc mạc ổ bụng của bệnh nhi là T.T.H.G. (7 tuổi, ở phường Văn Đức, Chí Linh, Hải Dương).

Theo lời kể của mẹ bệnh nhi, trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường. Trước khi vào viện, em được khám tại Trung tâm Y tế thị xã Đông Triều do viêm phổi và được phát hiện có khối u trong ổ bụng.

Sau đó, bé G. nhập viện bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí và được chỉ định phẫu thuật.

Sau một giờ phẫu thuật nội soi, ê-kíp bác sĩ đã cắt bỏ hoàn toàn khối u quái đường kính 8cm với các cấu trúc mô cơ thể như răng, xương hàm, tóc, da đầu...

Khối u được chuyển làm giải phẫu bệnh cho kết quả u quái không có tế bào ác tính. Bé G. sau phẫu thuật có sức khỏe ổn định và được xuất viện.

U quái (teratoma) là hệ quả của tình trạng đột biến trong quá trình tăng trưởng. Nó liên quan cách các tế bào phân chia và biệt hóa từ trong bào thai. U quái chủ yếu phát triển từ tế bào mầm. Đây là loại có khả năng biệt hóa thành bất kỳ tế bào nào khác trong cơ thể.

Các bác sĩ cho biết khối u này phần lớn đều lành tính. Tuy nhiên, bệnh nhân không phát hiện sớm, xử trí kịp thời có thể khiến nó phát triển to dần, chèn ép các cơ quan xung quanh hoặc hoại tử, chảy máu... Việc cắt bỏ khối u khi đó sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Vòng tránh thai đi lạc trong ổ bụng

Vòng tránh thai được lấy ra khỏi ổ bụng bệnh nhân. (Ảnh: BV)

Bệnh nhân 34 tuổi, đi khám do hơn một tuần bị đau bụng, siêu âm phát hiện chiếc vòng tránh thai lạc trong ổ bụng.

Bệnh nhân được các bác sĩ bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ngày 19/1 phẫu thuật nội soi lấy vòng.

Quá trình phẫu thuật gặp khó khăn do toàn bộ phần thân vòng tránh thai nằm trong dây chằng rộng, vị trí sát với các mạch máu nuôi dưỡng tử cung và buồng trứng, chỉ có phần dây lơ lửng trong ổ bụng. Quá trình gỡ dính tương đối khó khăn, đòi hỏi sự tỉ mỉ, tránh làm tổn thương đến các mạch máu lớn xung quanh.

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào lòng tử cung giúp tránh thai nhiều năm. Hai loại vòng thông dụng hiện nay là vòng hình chữ T và hình cánh cung, có quấn đồng. Cơ chế vòng tránh thai là gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung, làm thay đổi về cấu trúc sinh hóa tế bào nội mạc, không để trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung.

Vòng tránh thai lạc chỗ là bệnh cảnh hiếm gặp. Vòng không nằm đúng vị trí trong buồng tử cung mà nằm ở các vị trí bất thường khác như trong cơ tử cung, trong dây chằng, trong ổ bụng, thậm chí chui vào các tạng khác trong ổ bụng. Trường hợp này gây nguy hiểm cho người bệnh, do có thể xảy ra các biến chứng như chảy máu, thủng ruột hay viêm phúc mạc.

15 y bác sĩ phẫu thuật 14 tiếng cứu thiếu niên bị tai nạn giao thông

Các bác sĩ của bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) vừa cứu em T.N.T. (14 tuổi, ngụ Lâm Đồng) bị tai nạn giao thông gây vỡ eo động mạch chủ. Các bác sĩ đã tái tạo động mạch chủ cho bệnh nhân bảo toàn mạng sống.

Anh trai T. cho biết, người em bị xe tải đâm bất tỉnh. T. vào bệnh viện địa phương sơ cứu hơn 3 tiếng rồi chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu.

Sau chấn thương 7 tiếng, T. nhập bệnh viện Chợ Rẫy trong tình trạng lơ mơ, sinh hiệu không ổn định, huyết áp thấp. Đặc biệt, bệnh nhân còn bị đa chấn thương gãy cổ tay phải, trầy hai cẳng chân. Bụng, ngực không thấy trầy xước nhưng sau thăm khám, bác sĩ chẩn đoán T. bị vỡ eo động mạch chủ, trào máu phổi bên phải, thủng tạng rỗng trong bụng.

Các bác sĩ đã hội chẩn nhanh, chụp CT ngực có cảm quang thấy vỡ eo động mạch chủ, máu chảy ra xoang màng phổi bên trái.

Ê-kíp đã phối hợp thực hiện mổ tái tạo động mạch chủ eo, mổ bụng khâu tổn thương tạng rỗng, tìm điểm xuất huyết. Sau phẫu thuật, bệnh nhân chảy gần 800 ml máu ra ngoài màng phổi.

Trải qua gần 10 tiếng tái tạo eo động mạch chủ, ê-kíp đã sửa thành công và đóng ngực. Nhóm ngoại tổng quát tiếp tục khâu hỗng tràng và vết xước thành mạch của ruột.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật