Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức đời sống mới nhất ngày 23/9/2019: Lại thêm một trường hợp nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người"

(DS&PL) -

Tin tức đời sống mới nhất ngày 23/9/2019. Cập nhật tin đời sống mới ngày 23/9/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức đời sống mới nhất ngày 23/9/2019. Cập nhật tin đời sống mới ngày 23/9/2019 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Lại thêm một trường hợp nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người"

Các bác sĩ đang chữa trị cho cháu bé - Ảnh: Người Đưa Tin

Ngày 22/9, Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Bắc Nghệ An vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân nhi 7 tuổi, trú tại xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An nhập viện trong tình trạng sốt cao, sưng đau vùng dưới mang tai.

Tuy nhiên, qua tiến hành khám, theo dõi và kết quả các xét nghiệm cho thấy bệnh nhi bị nhiễm vi khuẩn Whitmore - người dân còn gọi vi khuẩn ăn thịt người. May mắn, do cháu được phát hiện kịp thời, khi chưa xuất hiện hiện tượng hoại tử da, nên sau khi điều trị theo đúng phác đồ, đến nay tình trạng bệnh của bệnh nhân nhi này đang tiến triển tốt.

Theo các y bác sĩ thì đây là trường hợp thứ hai được phát hiện tại khu vực Tây Bắc. Mặc dù đây là bệnh nguy hiểm, nhưng hoàn toàn có thể điều trị tại bệnh viện nếu phát hiện và chữa trị kịp thời.

Trước đó, từ đầu tháng 9/2019, bé H.B.L. (8 tuổi), trú huyện Nghĩa Đàn bất ngờ đau ở vùng má. Gia đình đưa bé L. đi kiểm tra ở bệnh viện tuyến huyện và được các bác sĩ chẩn đoán bị bệnh quai bị.

Bé L. sau đó được cho uống thuốc và điều trị theo bệnh quai bị. Tuy nhiên, sau nhiều ngày uống thuốc mà không đỡ, các bác sĩ kiểm tra lại thì chẩn đoán cháu bé bị áp xe viêm mang tai và được chuyển lên Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Ngày 13/9, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp nhận điều trị cho cháu L. Sau khi xét nghiệm máu, cấy mủ thì phát hiện bé L. mắc chứng bệnh Whitmore. Sau khi phát hiện bệnh, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật, điều trị bé L. theo đúng phác đồ. Hiện sức khỏe bé L. đã ổn định và vẫn đang tiếp tục được điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt của bệnh viện.

10 người nhập viện cấp cứu vì ong đốt

Người bị ong đốt được điều trị tại bệnh viện - Ảnh: Công an nhân dân

Đây là những trường hợp bị một tổ ong vò vẽ lớn nằm ở trụ điện trung thế dọc tuyến tỉnh lộ Cao Cang, xã Gia Canh, huyện Định Quán đốt. Nguyên nhấn là do người dân động vào tổ ong này nên đàn ông liên tục bay ra tấn công người đi đường.

Các bệnh nhân nhập viện với nhiều vết đỏ tấy, sưng đau nhiều... Những vết đốt của ong vò vẽ có thể gây suy thận, tán huyết, suy hô hấp, suy đa cơ quan và có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong do sốc phản vệ. Do đó, khi người dân bị ong vò vẽ đốt cần nhanh chóng đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời nhằm tránh những rủi ro bất ngờ.

Sau khi được truyền huyết tương, kháng sinh chống viêm, bù điện giải… sức khỏe của các bệnh nhân đã ổn định và có thể xuất viện trong vài ngày tới.

Hư da mặt do muốn trẻ hóa bằng công nghệ Laser ở thẩm mỹ viện 'dỏm'

Nhiều phụ nữ trẻ hóa da bằng công nghệ laser ở cơ sở spa dỏm phải điều trị - Ảnh: Vietnamnet

TS BS. Lê Thái Vân Thanh, Trưởng Khoa Da liễu -Thẩm mỹ da cho biết, gần đây bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp người bệnh đến điều trị biến chứng do thực hiện laser trẻ hóa da tại các cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng. Đáng nói hơn, các cơ sở này còn bán các sản phẩm chăm sóc da không rõ nguồn gốc. Hậu quả, nhiều người gặp các tai biến da do sử dụng thuốc bôi trôi nổi như teo da, giãn mạch, phát ban trứng cá, nám da cũng như các tai biến của laser khác như tăng hoặc giảm sắc tố, tạo sẹo, nhiễm trùng, đỏ da kéo dài.

Trường hợp cụ thể nhất là chị C.K.S.(39 tuổi, ngụ tại An Giang) đến viện khi tình trạng da nám nhiều ở vùng mặt kèm theo giảm sắc tố da. Chị S. kể do muốn làn da trẻ trung, khỏe khoắn hơn, chị S. đã nghe theo lời quảng cáo của một cơ sở spa gần nhà, đến cơ sở này thực hiện laser trẻ hóa da. Sau đó, spa còn giới thiệu và yêu cầu dùng một số loại thuốc bôi không rõ loại. Vài ngày sau, mặt của chị S. bị ngứa nhiều, đỏ rát sau đó hình thành nhiều mảng tối màu trên da.

Chị S. được bác sĩ chẩn đoán biến chứng do thực hiện trẻ hóa da bằng laser không đúng phương pháp. Sau đó chị được điều trị với thuốc bôi, chống nắng và thực hiện picosecond laser mỗi 4 tuần 1 lần. Kết quả sau 8 tuần điều trị: nám mờ dần, độ ẩm và độ đều màu trên da được cải thiện, hết ngứa.

Tương tự một bệnh nhân khác là chị T.L.P, (34 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) đến viện vì xuất hiện nhiều mụn nước trên nền đỏ da, đau rát sau can thiệp laser tại một thẩm mỹ viện ở địa phương. Bác sĩ đã khắc phục biến chừng bằng cách kê cho chị P. thuốc uống và thuốc bôi để làm khô các tổn thương trên da, tránh nhiễm trùng. Sau khi các tổn thương đã lành, chị P. tiếp tục được điều trị bằng laser picosecond, thuốc bôi và kem chống nắng để cải thiện các tăng sắc tố sau viêm cũng như các vết thâm đen sau viêm nhiễm của các thương tổn cũ. Sau đó, tình trạng da của chị P được cải thiện rõ rệt.

“Picosecond laser là loại laser với xung cực ngắn được tính bằng phần ngàn tỉ giây. Laser với xung cực ngắn khi tác động vào các mô sẽ tạo ra tác động quang sang cơ và quang âm mạnh mẽ, thay vì quang sang nhiệt như các loại laser khác, tạo ra hiệu ứng sóng nén tác động mạnh vào tổ chức mô dưới da và các thương tổn sắc tố làm nâng cao hiệu quả điều trị và giảm thiểu tối đa gây hại mô xung quanh”, bác sĩ Vân Thanh nói.

Quy trình điều trị picosecond laser bao gồm các bước theo trình tự: tẩy trang, bôi tê, lau tê, tiến hành thủ thuật và chăm sóc sau thủ thuật. Thời gian khoảng 60 phút cho tất cả các bước và cần được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn, được đào tạo bài bản về công nghệ laser thì mới đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Một người bị chân vịt ca nô chém nhiều nơi trên cơ thể

Các bác sĩ đã kết xương, nối lại gân cơ - Ảnh: Người lao động

Ngày 22/9, Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM cho biết vừa cứu chữa một người đàn ông 32 tuổi bị tai nạn. Trước đó, khuya 17/9, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, đa vết thương, vùng cẳng chân phải gãy nát lộ xương, gối lộ xương bánh chè gãy, đứt gân gót, cẳng tay phải vết thương 8 x 20 cm, mất máu…

Các bác sĩ xử trí cấp cứu, chích ngừa độc tố uốn ván, truyền dịch tốc độ nhanh, giảm đau đa mô thức, kháng sinh phổ rộng và phẫu thuật. Cuộc mổ kéo dài 2 giờ, bệnh nhân được cắt lọc thám sát nối gân cơ, đặt khung cố định ngoài cẳng chân phải, kết hợp xương bánh chè…

Theo BS CK2 Trần Chí Khôi, Khoa Chi dưới Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, đây là ca phẫu thuật khá phức tạp, nếu không xử lý kịp thời bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng sốc nặng, nhiễm trùng. Đánh giá ban đầu kết quả là tốt vì bệnh nhân đã vượt qua nguy kịch ban đầu. Tuy nhiên, sự phục hồi của các tổn thương phụ thuộc rất nhiều vào công tác điều dưỡng chăm sóc vết thương và vật lý trị liệu.

Người nhà cho hay bệnh nhân bị ca nô lùi tông trúng vào người và bị chân vịt chém nhiều nơi trên cơ thể, được sơ cứu tại Trung tâm y tế Nhơn Trạch (Đồng Nai), sau đó chuyển lên TP HCM vào giờ thứ 4 sau tai nạn.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật