Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 29/4: 3 sự thật thú vị về viên pin trong những chiếc iPhone

(DS&PL) -

3 sự thật thú vị về viên pin trong những chiếc iPhone; Cách đổi hoặc xóa chữ ký trong mail trên iPhone,... là những tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay

3 sự thật thú vị về viên pin trong những chiếc iPhone; Cách đổi hoặc xóa chữ ký trong mail trên iPhone,... là những tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 29/4/2020.

3 sự thật thú vị ít người biết về viên pin trong những chiếc iPhone

Pin là một trong những “thành phần” rất quan trọng trên điện thoại bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. Thế nhưng, bạn đã biết tất cả các thông pin về pin đang có trên chiếc iPhone của mình chưa?

Pin iPhone là pin lithium-ion hai giai đoạn

Là loại pin hoá chất hiệu quả nhất hiện nay, không quá bất ngờ khi hầu hết smartphone hiện đại đều sử dụng pin lithium-ion. Dù vậy, điều đặc biệt là Apple đang áp dụng các mẫu pin có hai giai đoạn sạc cho những chiếc iPhone của mình. Cụ thể, giai đoạn đầu là giai đoạn sạc nhanh với khả năng đưa dung lượng pin tăng từ 0% lên tới 80%. Giai đoạn hai trong khi đó là giai đoạn sạc pin chậm và nhỏ giọt vói dung lượng tăng từ 80% đến 100%. Cơ chế sạc này giúp viên pin được đặc trong trạng thái an toàn và hiệu quả lâu nhất có thể.

Pin lithium-ion sẽ “hỏng” dần sau mỗi chu kỳ sạc

Pin lithium-ion hiện nay đã hiệu quả hơn trước rất nhiều. Một số quan điểm cũ về pin ví dụ như “luôn sử dụng cạn pin trước khi sạc đầy trở lại” không còn đứng nữa. Dù vậy, có một điều vẫn luôn đúng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của các viên pin iPhone: chu kỳ sạc, hoặc tương đương với việc sử dụng máy tương đương với 100% dung lượng pin và sau đó sạc lại máy tới 100%. Theo một số báo cáo, pin iPhone sẽ giữ được 80% thời lượng tốt nhất của mình trong 500 chu kì sạc đầu tiên.

Pin iPhone sẽ ngừng sạc khi sạc xong

Trái ngược với nhiều quan điểm, bạn không thể sạc iPhone quá mức độ và gây ảnh hưởng đến chất lượng pin. Theo iDropNews, pin iPhone hiện tại được phát triển đê có thể nhận biết chính xác khi nó đã đạt đến mức độ dung lượng 100% và dừng quá trình sạc sau đó ngay cả khi bạn vẫn kết nối máy với thiết bị sạc. Vì thế, trong hầu hết mọi trường hợp, việc cắm sạc sau khi iPhone đã đầy pin là không có gì quá đáng lo lắng, miễn là bạn dùng các phụ kiện sạc chính hãng.

Cách đổi hoặc xóa chữ ký trong mail trên iPhone

Các dịch vụ email như Gmail, Outlook.com, Yahoo! Mail, iCloud... đều cho phép bạn tạo chữ ký email. Mặc định, chữ ký này sẽ được chèn tự động vào cuối nội dung của những email bạn gửi đi.

Cách đổi hoặc xóa chữ ký Sent from my iPhone.

Đối với iPhone hoặc iPad thì ứng dụng Email sẽ là thứ không thể nào thiếu được bởi nó hỗ trợ người dùng rất nhiều trong công việc, tuy nhiên không ít người hiện giờ vẫn chưa biết tính năng chữ ký kèm theo trong mỗi Mail mà bạn đã gửi. Chữ ký mặc định sẽ là Sent from my iPhone (Được gửi từ iPhone của tôi), nếu bạn không thích dòng chữ này và muốn xóa hoặc thay thế nó thành nội dung khác như tên, địa chỉ liên lạc, địa chỉ văn phòng...,

Bước 1: Mở ứng dụng Settings (Cài đặt) trên iPhone.

Bước 2: Chọn Mail.

Bước 3: Di chuyển xuống gần dưới cùng và chọn Signature (Chữ ký).

Lưu ý: Nếu bạn có nhiều tài khoản email, bạn sẽ thấy hai tùy chọn áp dụng chữ ký bao gồm: All accounts (Tất cả tài khoản) và Per account (Trên mỗi tài khoản).

Bước 4: Tại đây, bạn hãy xóa hoàn toàn dòng chữ Sent from my iPhone (Được gửi từ iPhone của tôi). Sau đó, bạn có thể để trống phần chữ ký hoặc nhập thông tin bất kỳ bạn muốn vào phần này, chẳng hạn tên và số điện thoại liên lạc...

Bước 5: Bấm lên mút < Mail ở phía trên góc trái và bạn sẽ thấy chữ ký mới đã được thay đổi hoặc thay thế thành công.

Vị giáo sư và những con chip 'made in Vietnam'

GS.TS Đặng Lương Mô và đại diện chương trình “Ra biển lớn” của HTV. Ảnh: Đại đoàn kết

Là nhà khoa học tiêu biểu được vinh danh trong chương trình “Ra biển lớn” của Đài Truyền hình TP HCM (HTV) vào ngày 26/4 vừa rồi, GS.TS Đặng Lương Mô có thể mãn nguyện sau hành trình 20 năm về nước cống hiến cho dân tộc. Cách đây 20 năm, GS Mô đã có quyết định dứt khoát rời Nhật Bản, năm đó nhà khoa học Việt kiều 66 tuổi (năm 2002) và có hơn 40 năm làm việc và sinh sống tại quốc gia phát triển của Đông Á. Ông về nước, ngoài hàm lượng khoa học trong lĩnh vực vi mạch, còn mang về hoài bão của một tinh thần quật khởi sau chiến tranh thế giới thứ 2 - sức mạnh đã giúp Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới suốt thời gian dài. Nhờ chứng kiến sự thay đổi thần kỳ của Nhật Bản suốt hơn 40 năm, GS Đặng Lương Mô đã mang theo nhiều hoài bão để mong muốn Việt Nam có sự phát triển vượt bậc khi đất nước mở cửa.

Đạo diễn truyền hình Trần Quốc Sơn (Hãng phim truyền hình TP HCM) chia sẻ, anh rất bất ngờ khi được giao làm phim tài liệu về cuộc đời, sự nghiệp và cống hiến khoa học đầy tự hào của GS.TS Đặng Lương Mô. Một nhà khoa học thực sự, với nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng, giải quyết được những bài toán hóc búa của lĩnh vực vi mạch, khai sinh ra bộ vi xử lý (chip) made in Việt Nam, thậm chí đưa tên mình vào những công trình nghiên cứu ứng dụng vi mạch tại các quốc gia phát triển cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản.

“Những hạt giống mà GS Đặng Lương Mô đã gieo trồng tại Nhật Bản và Việt Nam hẳn sẽ còn cống hiến nhiều cho sự phát triển nền công nghiệp bán dẫn vi mạch của cả 2 nước”- đạo diện Trần Quốc Sơn nói về nhân vật đặc biệt của chương trình “Ra biển lớn” của HTV tới đây.

Câu chuyện về hơn 40 năm bôn ba xứ người, nhưng nỗi niềm canh cánh không nguôi về cố quốc của nhà khoa học Việt kiều, với những lát cắt đan cài giữa yếu tố dự định và tính bất ngờ của cuộc đời như một bức tranh thú vị lột tả ẩn dụ sâu xa về ý chí của mỗi một công dân đối với vận mệnh và sự phát triển của một quốc gia, dân tộc.

Trong nhiều năm cống hiến trong lĩnh vực vi mạch, GS.TS Đặng Lương Mô đã được bầu làm Hội viên chính Viện Hàn lâm khoa học New York từ năm 1992; Hội viên thượng cấp của Hội Kỹ sư điện - Điện tử - Tin học (IEEE) của Hoa Kỳ. Năm 1984, GS Mô nhận bằng khen thành tích xuất sắc của Công ty Toshiba (Nhật Bản). Năm 1991, ông nhận bằng khen về sự đóng góp xuất sắc cho Hội nghị Quốc tế ICCAD.

Rất nhiều phát minh sáng chế của ông được quốc tế công nhận, không chỉ có ý nghĩa học thuật mà còn có tính ứng dụng cao trong sản xuất. Đặc biệt công trình khoa học mang tên ông “Mô hình Transistor Mosfet” (còn gọi là “Dang Model”) đăng trên tạp chí của Hội IEEE (Hội kỹ sư Điện - Điện tử - Tin học Hoa Kỳ) năm 1979 đã được Đại học California ở Berkeley (Mỹ) phát triển và được sử dụng trong công nghiệp và giáo dục trên khắp thế giới.

Đặc biệt, GS Đặng Lương Mô cũng đã đặt nền móng cho sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC), sản xuất thành công nhiều con chip mang tên SIGMA-K3, VN8-01, TH-7150 và chip vi xử lý 32 bit đầu tiên tại Việt Nam VN1632. ICDREC, sau đó đã sử dụng con chip tạo ra trên 50 sản phẩm công nghiệp, từ hộp đen giám sát hành trình cho ôtô và xe gắn máy, đến điện kế thông minh. Sự thành công những con chip made in Vietnam đầu tiên đã khiến Chính phủ đi đến quyết định đặt công nghệ vi mạch ở vị trí hàng đầu trong số 46 ngành công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển tại Việt Nam.

Dù có những cống hiến hàng đầu trong lĩnh vực vi mạch, thế nhưng hiện nay GS Đặng Lương Mô rất khiêm tốn và chọn cuộc sống giản dị tại một căn nhà nhỏ thuộc phường 11, quận Gò Vấp TP HCM. Phía trước căn nhà là khoảnh sân vườn nhỏ nên thơ, rời xa những ồn ào náo nhiệt của phố phường, nhưng là niềm vui rất lớn của một nhà khoa học Việt kiều ở tuối xế chiều.

Minh Khôi (T/h)

Tin nổi bật