Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin tức công nghệ mới nóng nhất hôm nay 1/1: Apple bị kiện vi phạm bản quyền tính năng đo nhịp tim

(DS&PL) -

Tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 1/1/2020. Cập nhật tin tức công nghệ 24h chi tiết và hấp dẫn trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tin tức công nghệ mới nóng nhất trong ngày hôm nay 1/1/2020. Cập nhật tin tức công nghệ 24h chi tiết và hấp dẫn trên trang Đời sống & Pháp luật.

Apple bị kiện vi phạm bản quyền tính năng đo nhịp tim trên Apple Watch

Chuyên gia tim mạch Joseph Wiesel của Trường Y khoa - Đại học New York đã đệ đơn kiện Apple. Ảnh minh họa

Chuyên gia tim mạch Joseph Wiesel của Trường Y khoa - Đại học New York đã đệ đơn kiện lên tòa án liên bang ở Brooklyn (Mỹ) cáo buộc Apple sử dụng phát minh được cấp bằng sáng chế của mình để phát hiện nhịp tim không đều trên đồng hồ thông minh Apple Watch

Apple Watch có một tính năng để đo xung nhịp tim của chủ sở hữu và thông báo cho họ nếu nhịp đập không đều. Theo ông Wiesel, tính năng này là một phát minh mà ông đã đưa ra vào năm 2017.

Theo tiến sỹ Joseph Wiesel, vào tháng 9/2017, ông đã ký hợp đồng với Apple và chia sẻ thông tin chi tiết về phát minh của mình với công ty.

Apple đã "từ chối đàm phán một cách thiện chí để tránh vụ kiện này," vị bác sỹ này nói.

Và nay, ông yêu cầu gã khổng lồ công nghệ bồi thường và tìm cách ngăn Apple sử dụng công nghệ của mình mà không được phép.

Việc thay thế GPS của Trung Quốc sẽ hoàn tất vào giữa năm 2020

Theo Nikkei, khoảng 70% điện thoại thông minh Trung Quốc đã hỗ trợ Beidou. Ảnh minh họa

Trưởng dự án Ren Chengqi mới đây đã tiết lộ bộ phận lõi của Hệ thống vệ tinh dẫn đường Beidou (Bắc Đẩu) đã được hoàn thành trong tháng 12/2019 và hai vệ tinh cuối cùng đi vào quỹ đạo "trước năm 2020."

Đối thủ cạnh tranh với hệ thống định vị toàn cầu GPS (Mỹ) do Trung Quốc thực hiện sắp hoàn thành sau nhiều năm nghiên cứu-phát triển.

Trưởng dự án Ren Chengqi tiết lộ bộ phận lõi của Hệ thống vệ tinh dẫn đường Beidou (Bắc Đẩu) đã được hoàn thành trong tháng 12/2019 và hai vệ tinh cuối cùng sẽ đi vào quỹ đạo "trước năm 2020."

Về mặt kỹ thuật, đây sẽ là giai đoạn thứ ba của Baidou. Hệ thống dẫn đường này lần đầu tiên được ra mắt vào năm 2000.

Theo Nikkei, khoảng 70% điện thoại thông minh Trung Quốc đã hỗ trợ Beidou. Hiện đã có 120 đối tác xếp hàng để sử dụng Beidou cho công nghệ bản đồ.

Giống như với GLONASS của Nga, hệ thống dẫn đường của Trung Quốc được phát triển độc lập. Mỹ điều hành GPS và điều đó cho phép nước này tùy chọn vô hiệu hóa quyền truy cập dưới danh nghĩa lợi ích chính trị và quân sự.

Beidou đảm bảo rằng các dịch vụ định vị tiếp tục không bị cản trở và giúp Trung Quốc định vị tốt với công nghệ mới nổi như 5G và xe tự hành.

Trung Quốc ra quy định ngăn các ứng dụng thu thập thông tin trái phép

Các nhà quản lý Trung Quốc đã công bố các quy định mới nhằm ngăn chặn việc thu thập và sử dụng bất hợp pháp thông tin cá nhân của người dùng. Ảnh minh họa

Hơn 80% người dùng internet Trung Quốc đã gặp sự cố vi phạm dữ liệu trong năm 2018 trong khi hơn một phần ba ứng dụng có nguy cơ an toàn dữ liệu.

Tài liệu do Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Bộ Công an và Quản lý thị trường, cung cấp một tiêu chuẩn để xác định việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân bất hợp pháp của các nhà phát triển ứng dụng.

Các hành vi bị cấm bao gồm không có các điều khoản sử dụng dịch vụ được công bố, không làm rõ mục đích và phương pháp thu thập dữ liệu, thu thập và chia sẻ thông tin cá nhân mà không có sự đồng ý của người dùng và thu thập thông tin người dùng không liên quan đến dịch vụ được cung cấp.

Các quy định mới được cho là đã lấp các khoảng trống trong bảo vệ thông tin cá nhân liên quan đến các ứng dụng và định rõ khung pháp lý cho các nhà cung cấp dịch vụ.

Trong năm qua, các nhà quản lý Trung Quốc đã ra yêu cầu các nhà phát triển ứng dụng và nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba ở nước này ngăn chặn việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân. Một số ứng dụng liên quan đến tài chính, dự báo thời tiết và bán lẻ đã bị gỡ bỏ vì thu thập dữ liệu bất hợp pháp.

Theo Tân Hoa Xã, hơn 80% người dùng Internet Trung Quốc đã gặp phải sự cố vi phạm dữ liệu trong năm 2018 trong khi hơn một phần ba ứng dụng ở Trung Quốc có nguy cơ rủi ro an toàn dữ liệu.

Đầu năm nay, Hiệp hội Người tiêu dùng Trung Quốc (CCA) đã cảnh báo rằng một số lượng lớn ứng dụng điện thoại thông minh ở Trung Quốc đang thu thập quá nhiều dữ liệu cá nhân, bao gồm vị trí người dùng, danh sách liên lạc và số điện thoại di động.

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất thực hiện các biện pháp mạnh tay với hoạt động thu thập dữ liệu cá nhân trực tuyến.

Năm ngoái, Liên minh châu Âu đã công bố luật Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) cho người dùng quyền yêu cầu quyền truy cập vào dữ liệu cá nhân của họ được lưu trữ bởi các dịch vụ trực tuyến và hạn chế cách các công ty Internet xử lý thông tin.

Với 5 triệu ứng dụng được sử dụng, Trung Quốc đang bắt kịp các các nước phương Tây trong nỗ lực bảo vệ thông tin cá nhân của cư dân mạng. Năm 2016, Luật An ninh mạng cấm các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến thu thập và bán thông tin cá nhân mà không có sự đồng ý của người dùng.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật