Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tin thời sự mới nóng nhất 29/10: Tìm thấy thi thể nạn nhân vụ sạt lở Thủy điện Kà Tinh sau 18 ngày

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Tin tức thời sự 24h mới nhất ngày 28/10/2022. Cập nhật tin tức thời sự 24h nóng nhất ngày 28/10/2022 trên trang Đời sống & Pháp luật.

Tìm thấy thi thể nạn nhân vụ sạt lở Thủy điện Kà Tinh sau 18 ngày

Công an huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) thông tin, chiều 28/10, lực lượng cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tìm thấy thi thể anh Nguyễn Nhật Nam (27 tuổi – nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở tại nhà máy Thủy điện Kà Tinh, xã Trà Lâm, huyện Trà Bồng).

Theo lực lượng cứu hộ, thi thể anh Nguyễn Nhật Nam được tìm thấy dưới đáy của hồ chứa tuabin Thủy điện Kà Tinh. Hiện các lực lượng chức năng đang tiến hành các thủ tục để đưa nạn nhân lên.

Máy móc được huy động tham gia tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp. (Ảnh: NLĐ)

 

 

Kể từ khi xảy ra sự cố sạt lở Thủy điện Kà Tinh, bất chấp thời tiết mưa nắng, lực lượng cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh Quảng Ngãi vẫn kiên trì, tích cực tham gia tìm kiếm nạn nhân mất tích. Mỗi ngày có trên dưới 30 cán bộ, chiến sĩ tham gia tìm kiếm nạn nhân. Do khối lượng đất đá sạt lở quá lớn, lực lượng cứu nạn cứu hộ phải huy động nhiều phương tiện, máy móc đưa những tảng đá nặng hàng chục tấn lên khỏi tổ máy tuabin… Tính đến nay, công tác tìm kiếm đã kéo dài liên tục 18 ngày.

Trước đó, vào tối 10/10, do mưa lớn kéo dài, hàng trăm khối đất đá từ một quả núi đã sạt lở, vùi lấp một tổ máy của Thủy điện Kà Tinh. Thời điểm xảy ra vụ sạt lở, anh Nguyễn Nhật Nam – là nhân viên Thủy điện Kà Tinh đang túc trực bên trong nên bị vùi lấp, mất tích.

Nhiều nơi ở Hà Nội bị cắt nước sạch cuối tuần

Từ 20h ngày 29/10 đến 15h ngày 30/19, Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà tạm dừng cấp nước sạch cho khu vực tây nam Hà Nội. Người dân được khuyến cáo tích trữ nước để sử dụng.
Nội dung trên có trong thông báo gửi đến khách hàng ngày 28/10 của Công ty Cổ phần Viwaco - đơn vị tiếp nhận nguồn nước sông Đà.

Theo đó, công ty tạm dừng cấp nước để đấu nối kỹ thuật tiến tới vận hành một phần tuyến ống giai đoạn 2 của dự án hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông.

Thời gian dừng cấp nước từ 20h ngày 29/10 và dự kiến cấp nước trở lại từ 15h ngày 30/10.

Vì vậy, người dân được khuyến cáo tích trữ nước để sử dụng. Đồng thời, sau khi nước được cấp trở lại, một số khu vực bất lợi hoặc cuối nguồn có thể có nước sạch chậm hơn dự kiến.

Công ty cổ phần kinh doanh nước sạch sông Đà đang cung cấp khoảng 300.000 m3 nước/ngày đêm cho toàn bộ khu vực tây nam Hà Nội gồm các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy, Hà Đông và một số quận nội thành cùng một số khu vực khác thuộc hệ thống cấp nước chuỗi đô thị Sơn Tây - Hòa Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông.

Hình minh họa.

Trước đó vào ngày 22/9, sự cố lật xe chở dầu tại khu vực suối ở Hòa Bình khiến hệ thống cấp nước sạch của Nhà máy nước sông Đà phải tạm dừng. Hàng chục nghìn người dân phía tây Hà Nội chịu ảnh hưởng từ sự cố này.

Chủ động ứng phó bão Nalgae khả năng vào Biển Đông ngày 30/10

Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão Nalgae ở vào khoảng 12,2 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, cách khu vực miền trung Philippines khoảng 210km về phía đông với sức gió mạnh nhất cấp 9, giật cấp 11.

Dự báo bão có khả năng mạnh thêm và đi vào Biển Đông trong ngày 30/10.

Từ ngày 29/10, khu vực bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7; vùng biển phía đông của khu vực bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh dần lên cấp 7-8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10, giật cấp 12; biển động rất mạnh.

Để chủ động ứng phó với bão, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận:

Theo dõi chặt chẽ thông tin, diễn biến của bão; thông báo cho thuyền trưởng, chủ các phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh và có kế hoạch sản xuất phù hợp, bảo đảm an toàn về người và tài sản; duy trì thông tin liên lạc nhằm xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

Thường xuyên báo cáo về Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật