Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

TikTok, từ "người đến sau" trở thành một ứng dụng gây "nghiện"

(DS&PL) -

Kể từ khi ra mắt vào năm 2017, TikTok đã gây ấn tượng ngay lập tức, thu hút hàng triệu người dùng trong một khoảng thời gian khá ngắn.

Kể từ khi ra mắt vào năm 2017, TikTok đã gây ấn tượng ngay lập tức, thu hút hàng triệu người dùng trong một khoảng thời gian khá ngắn.

TikTok, một trong ứng dụng truyền thông xã hội phổ biến nhất thế giới. Ảnh: AFP

TikTok là một phiên bản quốc tế của Douyin - một nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội của Trung Quốc, tuân thủ luật kiểm duyệt đặc biệt của nước này. Thế giới có quyền truy cập vào TikTok, trong khi Trung Quốc chỉ có thể sử dụng Douyin.

Ứng dụng này được ra mắt vào năm 2014 dưới tên Musical.ly và đã có được một cơ sở người dùng chuyên dụng, đặc biệt là trong Thế hệ Z (thế hệ sinh ra sau năm 1995). Công ty truyền thông và công nghệ Trung Quốc ByteDance sau đó đã mua ứng dụng này với giá 1 tỷ USD và được báo cáo sở hữu vào tháng 11/2017, và đặt tên là Douyin hay TikTok.

TikTok là gì? Nói nôm na, đây là một ứng dụng video, nơi người dùng có thể tạo tạo ra các video dài 15 giây đến một phút. Video chứa các mẫu nhạc, bộ lọc, cắt nhanh, nhãn dán và các tệp đính kèm sáng tạo khác để người dùng có thể sử dụng toàn "bộ phim ngắn".

Ứng dụng này đã gây ấn tượng ngay lập tức, thu hút hàng triệu người dùng trong một khoảng thời gian khá ngắn. TikTok thậm chí còn phát triển hơn nữa khi ByteDance quyết định hợp nhất với Musical.ly vào tháng 8/2018.

"Bay nhảy", một trong những trào lưu hot nhất trên TikTok thời gian qua. Nguồn: Youtube

Cho đến nay, nền tảng TikTok đã đạt được sự tăng trưởng đáng kinh ngạc. Đây cũng là ứng dụng được tại xuống nhiều nhất thế giới trên 2 cửa hàng ứng dụng Google Store và Apple Store trong năm 2019.

Chỉ tính riêng tại thị trường Mỹ, một thị trường rất xa và khó tính với Trung Quốc, TikTok hiện là một trong những ứng dụng truyền thông xã hội phát triển nhanh nhất ở đây.

Năm 2018, TikTok có khoảng 18,8 triệu người dùng tại Hoa Kỳ và trở thành ứng dụng được tải xuống nhiều nhất tại Hoa Kỳ vào tháng 10/2018. Đây là ứng dụng đầu tiên của Trung Quốc đạt được kết quả này.

Vào năm 2019, con số đã tăng vọt lên 37,2 triệu người dùng, và dự kiến ​​sẽ đạt 45,4 triệu người dùng vào năm 2020.

Dưới đây là một ảnh chụp màn hình của dữ liệu số lượng người dùng TikTok ở Mỹ từ năm 2018 và con số dự kiến đến năm 2024.

Số lượng người dùng TikTok ở Mỹ từ năm 2018 đến con số dự kiến năm 2024.

Hãy cùng xem dữ liệu thứ hai, đó là về tốc độ gia tăng của người dùng trên các nền tảng ứng dụng xã hội Mỹ.

Tốc độ gia tăng của người dùng trên các nền tảng ứng dụng xã hội Mỹ.

Thông qua ảnh chụp màn hình dữ liệu, có thể thấy rằng từ năm 2017 - tháng 9/2019, sự tương tác giữa người dùng Mỹ và Facebook giảm 26% so với năm 2017. Instagram tăng 6% trong giai đoạn này và Twitter tăng 13%.

Còn TikTok thì sao? Trong giai đoạn này, tương tác người dùng của TikTok đã tăng 1.533%, khiến nó trở thành người chiến thắng lớn nhất. Tất nhiên, các nền tảng khác như Facebook hay Instagram lúc này đều đạt đến sự "phát triển", còn TikTok ở giai đoạn "đang phát triển", nhưng không thể phủ nhận thấy sự gia tăng mạnh mẽ và nhanh chóng của người dùng TikTok tại Mỹ.

Tiếp theo là dữ liệu tải xuống. TikTok đã trở thành một trong những ứng dụng không chơi game được tải xuống nhiều nhất trên thế giới. Trong quý 4 năm 2019, TikTok đã có được hơn 738 triệu lượt tải, tăng 13% so với 655 triệu lượt trong năm 2018. Trên toàn cầu, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia có số lượng TikTok được tải xuống nhiều nhất, vượt xa Vương quốc Anh đứng thứ hai.

Dự liệu tải xuống của nền tảng TikTok ở các quốc gia trên thế giới.

TikTok còn đặc biệt được nhiều nước châu Á chào đón nhiệt tình. Ứng dụng này xếp thứ 6 trong bảng xếp hạng các kênh mạng xã hội được yêu thích tại Việt Nam theo WeareSocial & Hootsuite.

Không chỉ ở Việt Nam, TikTok là ứng dụng dẫn đầu thị trường tại Nhật Bản, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Campuchia và các quốc gia khác, và nó liên tục đứng đầu danh sách tổng thể của App Store hoặc Google Play tại các khu vực này.

Theo báo cáo của Japan Economy News, một cuộc khảo sát câu hỏi đã được thực hiện trên 100 người qua đường Nhật Bản vào tháng 5/2018. Kết quả là 24 người cho biết họ đang chơi TikTok, thời điểm chưa đến nửa năm kể từ khi TikTok xuất hiện ở xứ sở Hoa anh đào.

Những đoạn clip trên TikTok dễ dàng tạo nên trào lưu nên ứng dụng này có thể mang lại nguồn lợi cực lớn trong linh vực kinh doanh, đặc biệt là khả năng quảng cáo và phổ biến sản phẩm.

Các thương hiệu lớn cũng đang trở nên thoải mái hơn với việc sử dụng quảng cáo video cho môi trường xã hội di động, và số lượng lớn người tương tác của TikTok (thường hàng triệu lượt xem) là lý do thu hút các nhà tiếp thị.

Tháng 9/2019, hãng mỹ phẩm MAC Cosmetics đã hợp tác với ba người có sức ảnh hưởng lớn trên TikTok để khởi động một chiến dịch quảng cáo bằng thử thách hashtag có tên #YouOwnIt. Trong sự kiện kéo dài 6 ngày, tổng cộng 635.000 video đã được tạo, với tổng cộng khoảng 1,6 tỷ lượt xem.

Nhóm hacker Anonymous khuyên người dùng xóa TikTok. Ảnh: Twitter

Tuy nhiên, cũng giống như bao ứng dụng truyền thông xã hội khác, không hề có gì lạ khi có rất nhiều người bị nghiện vì sử dụng ứng dụng tik tok quá nhiều.

Thậm chí, ứng dụng này còn gây nên một số lo lắng khi tự ý thu thập thông tin người dùng.

Ngay sau khi thời gian tik tok cán mốc 1 tỷ lượt ứng dụng được tải về chỉ ngay sau đó đã nhận án phạt thông qua kết quả cuộc điều tra của FTC. Cơ quan này đã chỉ ra tik tok đã tự ý thu thập thông tin người dùng dưới 13 tuổi, trong khi không được sự đồng ý của các em hoặc ý kiến của cha mẹ mình. Điều này có thể khiến các em tiếp cận với nguồn thông video tik tok không lành mạnh, đôi khi có thể bị dụ dỗ thông qua tin nhắn.

Cuối tháng 6/2020, Bộ Công nghệ Thông tin Ấn Độ cho biết họ đã cấm 59 ứng dụng Trung Quốc sau khi nhận được "nhiều khiếu nại từ nhiều nguồn khác nhau" về các ứng dụng "đánh cắp và lén lút truyền dữ liệu của người dùng một cách trái phép", trong đó có TikTok.

Anonymous, nhóm hacker lớn nhất thế giới đã gọi TikTok là "phần mềm độc hại" và khuyên người dùng "xóa ngay TikTok".

Hoa Vũ (Theo Cifnews/Jianshu)

Tin nổi bật