Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiểu hành tinh “im hơi lặng tiếng” bay qua Trái đất, 6 tiếng sau mới phát hiện ra

(DS&PL) -

Tiểu hành tinh có kích thước bằng chiếc ô tô con đã bay “sượt” qua Trái đất, cách bề mặt hành tinh chỉ 2950km vào hôm 16/8.

Tiểu hành tinh có kích thước bằng chiếc ô tô con đã bay “sượt” qua Trái đất, cách bề mặt hành tinh chỉ 2.950km vào hôm 16/8.

Tiểu hành tinh vừa bay ngang qua Trái đất này ban đầu được gọi là ZTF0DxQ, nhưng hiện tại, các nhà thiên văn học đặt tên nó là 2020 QG. Những quan sát ban đầu cho thấy tiểu hành tinh này bay qua bán cầu Nam của Trái đất vào lúc 4h hôm Chủ Nhật (16/8) theo giờ quốc tế.

Theo Đài thiên văn Sormano ở Italy, 2950km là khoảng cách gần nhất giữa Trái đất và các tiểu hành tinh từ khi giới khoa học bắt đầu đo đạc và ghi nhận các chuyển động của các thiên thể gần Trái đất.

Trong số các thiên thạch từng bay ngang qua, tiểu hành tinh 2020 QG không quá nguy hiểm. Từ những quan sát qua kính thiên văn, các nhà khoa học ước tính tiểu hành tinh này có chiều rộng khoảng từ 2m – 5,5m. Do có kích thước không quá lớn như vậy, tiểu hành tinh này gần như không đe dọa tới con người nếu không may đâm vào Trái đất.

Được biết, một hành tinh như giống như 2020 QG khi phát nổ trong không gian sẽ tạo ra một quả cầu rực lửa, với sức nổ tương đương với việc nổ vài chục kiloton thuốc nổ TNT, bằng quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Nhật Bản vào năm 1945.

Tuy nhiên, vụ nổ này sẽ xảy ra ở độ cao từ khoảng 3,2 – 4,8km tính từ bề mặt nơi chúng ta đang đứng, vì thế, âm thanh nổ sẽ hòa lẫn vào tiếng xe cộ lưu thông trên đường.

Dù vậy, nó vẫn dấy lên nỗi lo lắng bởi không một ai trên thế giới, kể cả các nhà thiên văn học phát hiện ra sự tồn tại của tiểu hành tinh này cho tới khi nó bay ngang qua Trái đất. Không chỉ vậy, phải sau 6 tiếng kể từ khi tiểu hành tinh này bay qua, Đài quan sát Palomar ở California (Mỹ) mới phát hiện ra nó.

Sơ đồ cho thấy tiểu hành tinh 2020 QG bay ngang qua Trái đất vào ngày 16/8. Mũi tên màu vàng hiển thị hướng của mặt trời, màu xanh lam thể hiện hướng của Trái đất và đường màu xanh lá cây với các dấu nhân cho thấy vị trí của tiểu hành tinh 30 phút/ lần.

Lịch sử từng ghi nhận một số vụ tiểu hành tinh bay ngang qua nhưng có sức tàn phá lớn đối với Trái đất. Tiêu biểu là một tiểu hành tinh có chiều rộng khoảng 20m đã phát nổ ở phía trên thành phố Chelyabinsk của Nga vào tháng 2/2013 nhưng trước đó không hề có bất cứ lời cảnh báo nào được đưa ra. Tương tự như 2020 QG, không ai phát hiện ra tiểu hành tinh này đang lao tới, ngay cả NASA – cơ quan đã nhận dạng được hơn 14.000 vật thể gần Trái đất.

Vụ nổ thiên thạch này tạo ra môt quả cầu lửa siêu khổng lồ, giải phóng năng lượng tương đương với 500 kiloton thuốc nổ TNT, bằng khoảng 30 quả bom hạt nhân ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật năm xưa. Xảy ra ở độ cao 20km, nó đã tạo ra một làn sóng chấn động, phá vỡ nhiều cửa sổ ở 6 thành phố của Nga, đồng thời khiến 1500 người bị thương.

Ông Paul Chodas, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái đất của NASA chia sẻ rằng những vật thể lao đến từ phía mặt trời như 2020 QG thường khó để xác định. Bởi lẽ, “các tiểu hành tinh chỉ được dò tìm bằng kính thiên văn quang học, chúng tôi chỉ có thể tiến hành tìm kiếm chúng trên bầu trời đêm”, ông cho biết.

Ông Chodas cũng nói thêm: “Ý tưởng ở đây là chúng ta xác định được các thiên thạch trước khi chúng bay qua Trái đất sau đó dự báo trước nhiều năm hoặc nhiều thập kỷ để xem liệu chúng có tác động nào tới hành tinh của chúng ta hay không".

NASA cho biết từ năm 2005, tổ chức này đã tích cực dò quét để tìm ra những mối đe dọa từ không gian đối với Trái đất theo yêu cầu từ phía Quốc hội Mỹ. Tuy nhiên, NASA chỉ được giao nhiệm vụ phát hiện 90% các tảng đá trong không gian có đường kính lớn hơn khoảng 140m. Vào tháng 5/2019, NASA cho biết đã tìm thấy gần một nửa trong số 25.000 vật thể có kích thước đó hoặc lớn hơn.

NASA đang lên kế hoạch để giải quyết những lỗ hổng này trong chương trình “săn tìm” tiểu hành tinh của mình. Chương trình này có tên Nhiệm vụ giám sát vật thể gần Trái đất. Nếu có đủ nguồn vốn, chương trình sẽ bắt đầu ngay trong năm 2025.

Tổ chức này hiện đang ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển chiếc kính thiên văn vũ trụ có khả năng nhận diện các tiểu hành tinh và sao chổi bay tới từ phía mặt trời. Được biết, NASA đã “đổ” gần 36 triệu USD từ ngân quỹ năm 2020 vào chiếc kính này.

Đinh Kim (Theo Business Insider)

Tin nổi bật