Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Tiền được photo chứng thực có hợp pháp không?

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Việc photo tiền, dù với mục đích gì, cũng bị nghiêm cấm bởi pháp luật Việt Nam và bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Trong thời đại công nghệ số, việc sao chụp, photocopy tài liệu đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Tuy nhiên, không phải bất cứ thứ gì cũng có thể đem ra sao chép một cách tùy tiện, đặc biệt là tiền tệ.

Tiền được photo chứng thực có hợp pháp không?

Điều 3 Quyết định 130/2003/QĐ-TTg có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

- Làm tiền giả, vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua, bán tiền giả.

- Hủy hoại tiền Việt Nam bằng bất kỳ hình thức nào.

- Sao chụp tiền Việt Nam với bất kỳ mục đích nào không có sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.

- Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, căn cứ theo quy định hiện hành thì hành vi sao chụp tiền là hành vi bị nghiêm cấm. Chính vì vậy, hành vi photo chứng thực tiền được xem là hành vi bất hợp pháp.

Việc photo tiền, dù với mục đích gì, cũng bị nghiêm cấm bởi pháp luật Việt Nam. Ảnh minh họa 

Hình thức phạt khi sử dụng tiền giả

Căn cứ Điều 31 Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định như sau:

Thứ nhất, phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện tiền giả loại mới;

- Không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện có dấu hiệu tàng trữ, lưu hành, vận chuyền tiền giả;

- Bố trí cán bộ làm công tác kiểm ngân, thủ quỹ hoặc giao dịch viên chưa qua đào tạo, tập huấn về kỹ năng nhận biết tiền thật, tiền giả;

- Không giao nộp tiền giả theo quy định của pháp luật

Thứ hai, phạt tiền từ 5 đến 10 triệu đồng với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Phát hiện tiền giả nhưng không thu giữ

- Phát hiện tiền nghi giả nhưng không tạm giữ

- Không lập biên bản hoặc thu giữ tiền giả, không đóng dấu, bấm lỗ theo quy định về xử lý tiền giả khi thu giữ tiền giả hoặc tạm giữ tiền nghi giả.

Thứ ba, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và khắc phục hậu quả như:

- Tịch thu toàn bộ tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm nêu trên, giao cơ quan có thẩm quyền xử lý;

- Buộc đóng dấu, bấm lỗ tiền giả theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước về xử lý tiền giả, tiền nghi giả;

- Buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm

- Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Đặc biệt, hành vi làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả có thể bị xử phạt hình sự với mức phạt tù từ 3 năm đến 20 năm tù hoặc tù chung thân, tùy thuộc vào trị giá, tính chất mức độ vi phạm.

Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Tin nổi bật