Dinh dưỡng có trong thịt cua
Cua là món ăn hải sản khá phổ biến không chỉ ngon mà chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu có lợi cho sức khỏe. Trong 100g thịt cua chứa tới 59mg canxi, 0,8mg sắt, 1,5g chất béo, 19g protein cùng một số loại vitamin khác.
Thịt cua có vai trò hỗ trợ sức khỏe đôi mắt và thúc đẩy hệ thống miễn dịch, giúp cho trái tim khỏe mạnh.
Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, người dân nên ăn cua ít nhất 2 hoặc 3 lần mỗi tuần để bổ sung những khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Thịt cua có hàm lượng calo cực kỳ thấp và chỉ chứa khoảng 1,5g chất béo trong 100g cua vì vậy khá phù hợp với người có ý định giảm cân.
Ngoài ra, thịt cua rất giàu protein, kẽm và axit béo omega 3 có khả năng cải thiện nhận thức và sự tập trung.
Trong thịt cua có chữa lượng selen, giúp loại bỏ khả năng gây ung thư của cadmium, arsenic, bạc và thủy ngân. Điều này làm đẩy nhanh việc loại bỏ các tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của khối u.
Cuối cùng, thịt cua rất giàu crom, có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Chính vì vậy, những bệnh nhân bị tiểu đường có thể ăn thịt cua mà không lo lắng về các vấn đề về sức khỏe như các thực phẩm khác.
Những thực phẩm đại kỵ với cua đồng
Ảnh minh họa.
Nước trà
Theo các chuyên gia, bạn không nên sử dụng nước trà để chế biến cua. Trong và sau khi ăn cua khoảng 1 tiếng đồng hồ, bạn cũng không nên uống nước trà.
Nguyên nhân là vì nước trà sau khi vào cơ thể sẽ khiến một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí có thể làm bạn bị đau bụng đi ngoài.
Khoai tây, khoai lang
Trong khoai tây, khoai lang có chứa một lượng lớn axit phytic, còn cua thì lại giàu canxi. Đây là 2 chất khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhau và tạo thành muối.
Điều này khiến cơ thể không thể hấp thu được canxi từ cua và đồng thời cũng sẽ loại bỏ hợp chất muối này ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết, từ đó dẫn đến cơ thể thiếu cả muối lẫn canxi.
Ảnh minh họa.
Hơn nữa, hàm lượng canxi khi đi vào cơ thể sẽ bị axit phytic ngăn cản, vì thế không đi tới các bộ phận khác được. Từ đó khiến canxi ứ đọng trong thận, nguy hiểm hơn là gây viêm thận, suy thận.
Cần tây
Nghiên cứu đã chỉ ra cần tây khi kết hợp với cua sẽ sinh ra các chất cản trở cơ thể hấp thụ chất đạm, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, không tốt cho cơ thể.
Mật ong
Cua đồng thuộc tính hàn trong khi mật ong lại đại nhiệt. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ tạo thành phản ứng kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, nếu nặng thì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Các loại quả giàu vitamin C
Các loại quả như cam, kiwi, hồng… rất giàu vitamin C. Tuy nhiên, trong đó cũng thường có hàm lượng lớn chất axit tanic.
Ảnh minh họa.
Chất này kết hợp với chất dinh dưỡng trong cua sẽ bị kết tủa và gây hại lên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn gây ngộ độc nếu ăn nhiều nữa.
Không chỉ có thế, vì cam chanh còn có đặc tính hấp thụ đờm mà cua thì lại có tính hàn. Do đó, khi ăn chung với nhau nó rất dễ gây tụ đờm, ngưng khí và không hề tốt cho hệ hô hấp.
Dưa bở và dưa lê
Đây là hai loại quả có tính hàn. Khi ăn dưa bở và dưa lê với thực phẩm cũng có tính hàn như cua, bạn rất dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, có thể gây tình trạng tiêu chảy.
Thức ăn lạnh
Cua đồng là thực phẩm có tính hàn. Nếu ăn chung cua đồng với các thức ăn lạnh như kem, đá, bạn rất dễ bị tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa khác.
Nguyễn Linh (T/h)