Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Thầy lang U40 đòi cưới nữ sinh lớp 9 làm vợ lẽ gây xôn xao

(DS&PL) -

Vụ việc một bé gái học lớp 9 ở xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ bị một thầy lang U40 đã có vợ con gạ cưới làm vợ lẽ gây xôn xao dư luận.

Vụ việc một bé gái học lớp 9 ở xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ bị một thầy lang U40 đã có vợ con gạ cưới làm vợ lẽ gây xôn xao dư luận.

Câu chuyện đáng buồn trên xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang gây xôn xao trong dư luận.

Sự việc gióng lên hồi chuông về nạn tảo hôn cũng như những vi phạm nghiêm trọng trong luật Hôn nhân và Gia đình.

Trao đổi trên báo Người đưa tin, chuyên gia tâm lý Nguyễn Hồng Hạnh cho biết: “Tảo hôn gây ra nhiều hệ lụy đối với bản thân, gia đình, gánh nặng cho xã hội. Nguyên nhân chính là do nghèo đói, bất bình đẳng giới và trình độ dân trí thấp. Điều này dẫn đến hệ lụy là đời sống kinh tế của nhiều gia đình mãi luẩn quẩn trong nghèo đói, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao và suy giảm nòi giống... Do đó, giải quyết tình trạng tảo hôn chính là một trong các giải pháp góp phần giảm nghèo, thúc đẩy bình đẳng giới và quyền con người, góp phần duy trì sự bền vững của phát triển kinh tế - xã hội cho cộng đồng và quốc gia”.

Cán bộ dân số tuyên truyền cho bà con vùng sâu vùng xa tác hại của tảo hôn - Ảnh: H.T/ Gia đình & Xã hội

Trong trường hợp này, rất có thể do trình độ hiểu biết thấp kém mà gia đình của cháu bé đã không phản đối. Nhưng dưới góc độ của một người cha người mẹ, họ nên hiểu, để con gái làm vợ lẽ cho một ông chú đã ngoài 40 chính là đang đẩy con vào con đường bất hạnh. Bởi ở độ tuổi này, các em cần được chăm lo, học hành, vui chơi một cách hồn nhiên và thoải mái, không bị bó buộc bởi những lo nghĩ của cuộc sống. Còn ông chú kia, dù đã ngoài 40 nhưng vẫn “ham hố” lấy một cháu bé làm vợ, đó là điều vô cùng xấu xa, đồi bại trong cả suy nghĩ lẫn hành động. Chắc chắn, dù được sự đồng ý của “bố mẹ vợ” tương lai nhưng việc làm của người đàn ông này sẽ bị trừng trị theo pháp luật.

Kịp thời phát hiện, ngăn chặn đám cưới

Chiều 10/3, trao đổi trên báo Giao thông, ông Vũ Đình Thu, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ xác nhận, chính quyền huyện đã nắm được đầy đủ thông tin liên quan đến việc một bé gái học lớp 9 ở xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập bị một thầy lang vườn đã có vợ con gạ cưới làm vợ lẽ; đồng thời chính quyền địa phương đã có những biện pháp kịp thời ngăn chặn vụ việc và xử lý nghiêm khắc đối với những người liên quan.

Theo đó, lợi dụng sự ngây thơ, hồn nhiên của nữ sinh Nguyễn Thị L., hiện đang là học sinh lớp 9 trường THCS Phúc Khánh, người đàn ông tên là Hoàng Văn T. (SN 1980, làm nghề thầy lang tại xóm Bàng, xã Phúc Khánh) đã dụ dỗ, lôi kéo cô bé về vợ mình.

Điều khó tin ở chỗ, đối tượng T. đã có vợ và con, hiện đang ở rể ngay trong xóm Bàng. Càng khó tin hơn khi chính bản thân bố mẹ em L, dù đã hiểu rất rõ nhân thân của gã thầy lang nhưng vẫn đồng ý gả con gái mình về làm vợ lẽ của Hoàng Văn T. Theo đúng kế hoạch đã được vạch sẵn, ngày 6/3, T. mang đầy đủ sính lễ sang nhà bé L. làm lễ ăn hỏi trước khi rước cô nữ sinh lớp 9 về làm vợ. Rất may là đám cưới đã không diễn ra khi chính quyền địa phương kịp thời phát hiện, ngăn chặn.

Đối với thầy lang Hoàng Văn T, ông Thu cho biết, UBND huyện Yên Lập đã có hình thức xử lý nghiêm khắc và thích đáng. “Chúng tôi giao cho lực lượng công an trực tiếp làm việc với anh ta để chỉ rõ hành vi sai trái của mình, sau đó trục xuất  khỏi địa phương, buộc phải đến nơi khác sinh sống”, ông Thu cho hay.

Liên quan đến nhân thân của Hoàng Văn T., ông Lê Thanh Liêm, Chủ tịch UBND xã Phúc Khánh cho biết, đối tượng này quê ở tỉnh Cao Bằng, sau khi lấy vợ là người xã Phúc Khánh thì về đây ở rể luôn. Mấy năm gần đây, T. hành nghề bốc thuốc Nam cho những người có nhu cầu trong xã và khu vực lân cận, trình độ tay nghề của anh này vốn chỉ dừng lại ở mức lang vườn.

Chết lặng khi nhận được tin con gái bị thầy lang dụ dỗ lấy làm vợ lẽ

Chia sẻ với PV báo Gia đình & Xã hội, chị Tr. (33 tuổi) - mẹ cháu L. kể: Chị kết hôn với anh N. (bố bé L.), sau đó sinh được L. và một bé trai nữa. Cuộc sống của gia đình trải qua nhiều sóng gió, biến cố nên cách đây khoảng 2 năm, anh chị quyết định ly hôn.

“Thời điểm đó, tôi tay trắng nên không được quyền nuôi con. Ly hôn xong, tôi vào miền Nam làm ăn nhưng vẫn giữ liên lạc với gia đình hai bên nội ngoại của các cháu. Nhưng tuyệt nhiên, không ai nói cho tôi biết bé L. chuẩn bị lấy chồng. Đến khi vỡ lở, tôi mới được biết.

“Sau đó, tôi vội vàng gọi cho bố cháu và bảo: “Sao anh lại làm như thế? Con nó còn nhỏ, đã biết gì đâu”, nhưng bố cháu cãi là nó lớn rồi, kệ nó, để nó đi lấy chồng. Và rồi, anh ấy quát tôi: Cô hãy lo thân cô đi, để tôi dạy dỗ nó. Cô không có quyền gì cả”, chị Tr. nghẹn ngào.

Sau đó, chị Tr. quyết định sẽ sắp xếp công việc để trở về quê.

Theo chia sẻ của chị Tr., cũng may có sự can thiệp kịp thời của chính quyền thôn xóm và xã nên đám hỏi của con chị đã không được diễn ra, cháu vẫn còn cơ hội để đi học. Hiện tại, nhà trường, giáo viên đã động viên cháu trở lại lớp.

“Lần này về, tôi sẽ xin phép gia đình nội ngoại, chính quyền địa phương để được nuôi dưỡng cháu. Dù nghèo khó, tôi cũng phải nuôi cháu ăn học đến nơi đến chốn”, báo Gia đình & Xã hội dẫn lời chị Tr. tâm sự.

Tổng hợp

Tin nổi bật