Phát hiện đặc biệt
Các nhà khảo cổ học người Đức và người Kurd đã phát hiện ra khu định cư cổ đại từ thời Đế chế Mittani hồi đầu năm 2022 tại một hồ chứa ở Iraq sau nhiều tháng hạn hán. Thành phố này từng nằm trên bờ sông Tigris và được cho là thành phố Zakhiku, một trung tâm quan trọng của Đế chế Mittani kéo dài từ khoảng năm 1550-1350 trước Công nguyên.
Các nhà nghiên cứu đã bị sốc khi phát hiện ra những bức tường làm từ gạch bùn, được bảo quản cực tốt. Một số đã bức tường đã chìm dưới nước trong 40 năm kể từ khi đập Mosul và hồ chứa nước được xây dựng ở khu vực này. Họ cho rằng tàn tích này là do một trận động đất đã phá hủy thành phố vào năm 1350 trước Công nguyên khi phần trên của các bức tường sụp đổ, chôn vùi hoàn toàn các tòa nhà.
Thành phố cổ 3.400 năm tuổi nổi lên mặt nước sau nhiều năm. Ảnh: Universities of Freiburg and Tübingen
Iraq đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu khi nhiệt độ trung bình tại nước này đã tăng gần 1 độ C trong thế kỷ qua. Đặc biệt, nắng nóng gay gắt đã khiến miền Nam đất nước phải hứng chịu nhiều tháng hạn hán. Thiếu lượng mưa và quản lý tài nguyên kém đã khiến các cộng đồng sinh sống trong khu vực gặp khó khăn và khan hiếm nguồn nước.
Hồ chứa Đập Mosul, ở khu vực Kurdistan, là vị trí lưu trữ nước quan trọng nhất của Iraq. Đầu năm nay, các nhà chức trách đã sử dụng một phần nước tại đây để đối phó với hạn hán, giúp cây trồng không bị khô héo.
Tuy nhiên, sau khi lượng nước giảm xuống, một thành phố cổ đã nổi lên. Các nhà khảo cổ từ Đại học Freiburg và Đại học Tübingen ở Đức cùng Tổ chức Khảo cổ học Kurdistan đã phải chịu áp lực nặng nề trong việc thu thập tài liệu và khai quật thành phố mà không biết khi nào thành phố có thể được đưa vào hoạt động trở lại.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra điều gì trong thành phố cổ?
Chỉ trong vài ngày từ khi phát hiện thành phố dưới nước, các nhà khảo cổ đã lập bản đồ phần lớn thành phố, bao gồm cả những gì được cho là một khu liên hợp công nghiệp, tháp công sự với tường và tháp và một tòa nhà lưu trữ lớn.
Chia sẻ về phát hiện mới, bà Ivana Puljiz đến từ Đại học Freiburg cho biết: "Tòa tháp khổng lồ có tầm quan trọng đặc biệt vì số lượng hàng hóa được lưu trữ trong đó, có thể được mang đến từ khắp nơi trong khu vực.
Trong khi đó, ông Hasan Qasim, Chủ tịch Tổ chức Khảo cổ học Kurdistan nhận định: "Kết quả khai quật cho thấy địa điểm này là một trung tâm quan trọng của Đế chế Mittani".
Các nhà khảo cổ nghiên cứu thành phố cổ 3.400 năm tuổi. Ảnh: Universities of Freiburg and Tübingen
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra những đồ tạo tác và mô phỏng cuộc sống tuyệt đẹp đã từng có trên bờ sông Tigris. Họ tìm thấy 5 bình gốm với 100 phiến đất sết, một hệ thống chữ viết được sử dụng ở Trung Đông cổ đại.
Ông Peter Pfälzner, chuyên gia từ Đại học Tübingen, giải thích: "Điều kỳ diệu là những phiến đất này được làm từ đất sét không nung chảy và tồn tại được nhiều thập kỷ dưới nước".
Sau phát hiện này, các nhà nghiên cứu hy vọng những văn tự cổ, có niên đại không lâu sau khi trận động đất xảy ra ở thành phố, sẽ cung cấp thông tin quan trọng về cuộc sống trong khu vực vào cuối thời kỳ Đế chế Mittani.
Trước khi thành phố một lần nữa chím xuống dưới nước, các nhà nghiên cứu đã phủ bạt lên tàn tích và cố định bằng đá và sỏi. Bà Puljiz hy vọng biện pháp này sẽ bảo vệ địa điểm cổ xưa khỏi sự xói mòn của nước và ngăn nó bị phá huỷ hoàn toàn.
Minh Hạnh (Theo Euro News)